Giáo sư Ted Galen Carpenter, chuyên gia nghiên cứu Chính sách ngoại giao và quốc phòng tại Viện Cato nhận định phán quyết của Tòa trọng tài Thường trực khiến Philippines say mê, Trung Quốc tức tối nhưng bản thân Mỹ lại lo sốt vó.
Trong bài viết có tiêu đề "Tại sao phán quyết Biển Đông có thể gây ra phản ứng ngược" đăng trên tạp chí National Interest, ông Carpenter đã đưa ra những bình luận sâu sắc về vị thế các bên, đặc biệt là Mỹ. Dưới đây là nội dung bài phân tích.
Ngày 12/7, Tòa trọng tài Thường trực (PCA) ở The Hague đã đưa ra phán quyết có thể tác động lớn tới những căng thẳng đang diễn ra tại Biển Đông. Phán quyết cho vụ kiện mà Philippines đưa ra từ năm 2013, quyết định của bồi thẩm đoàn 5 thành viên đã nhấn mạnh chiến thắng thuộc về Manila và gần như phủ định toàn bộ các yêu sách của Trung Quốc. Trong phán quyết quan trọng nhất này, tòa án đã thẳng thừng bác bỏ lập luật của Trung Quốc về quyền lịch sử tại hầu hết Biển Đông. Ban hội thẩm đã kết luận rằng một tuyên bố như thế này không có cơ sở pháp lý. Phán quyết này đã chỉ trích mạnh mẽ hành vi của Bắc Kinh, đặc biệt là việc chiếm các rạn san hô không có người ở và xây dựng những đảo nhân tạo. Tòa kết luận những hành vi như vậy đã làm trái nghĩa vụ của Trung Quốc theo Công nước Liên hợp quốc về Luật biển (UNCLS).
Giới lãnh đạo Philippines đã rất vui sướng với phán quyết này. "Đây là một chiến thắng áp đảo. Chúng tôi đã thắng ở tất cả các điểm quan trọng", ông Paul Reichler, luật sư trưởng của Manila trong vụ kiện này cho biết. Quốc định tổng thể không có gì bất ngờ nhưng ngôn ngữ minh bạch của nó khiến một số nhà quan sát khu vực dày dạn kinh nghiệm phải ngạc nhiên. "Nó hơn mong đợi của hầu hết mọi người. Nó thực sự gây sốc cho Trung Quốc", Bonnie Glaser, chuyên gia tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế nói.
Tàu sân bay USS Harry S.Truman của Mỹ. Ảnh: Wikimedia Common |
Phản ứng của Bắc Kinh nhanh và dữ dội. Chủ tịch Tập Cận Bình đã nhắc lại rằng vùng biển này là lãnh thổ Trung Quốc từ thời cổ đại và phán quyết này không thể làm mất đi hiệu lực của lịch sử. Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị thì còn nói ngắn gọn, cay độc hơn: "Trò hề này giờ đây đã đi quá chớn. Trung Quốc phản đối và sẽ không bao giờ chấp nhận bất cứ yêu sách hay hành động nào dựa trên cái phán quyết này".
Phản ứng của Trung Quốc không có gì đáng ngạc nhiên. Bắc Kinh đã bác bỏ tính hợp pháp của quá trình tố tụng từ khi bắt đầu và khi ngày ra phán quyết đến gần, họ càng tăng cường những lời lẽ thù địch. Hơn nữa, những hành động của Trung Quốc tại Biển Đông còn trở nên trắng trợn hơn, nổi bật nhất là vụ tập trận bắn đạn thật của hải quân nước này hồi đầu tháng 7.
Có khả năng sẽ có nhiều hoạt động kỷ niệm về phán quyết của tòa án tại Manila. Đó là một chiến thắng pháp lý cho quan điểm của chính phủ Philippines, điều mà bất cứ lãnh đạo nào cũng hy vọng. Tân tổng thống Rodrigo Duterte đã thắng lợi cả về mặt ngoại giao và tuyên truyền.
Sự nguy hiểm đối với Mỹ trong vai trò người bảo lãnh an ninh cho Manila đó là ông Duterte và chính phủ của mình có thể nắm lấy phán quyết này và tin rằng họ được ủy quyền để chèn ép Bắc Kinh. Quyết định của tòa không làm thay đổi cấu hình quyền lực trong và quanh Biển Đông. Philippines vẫn là một nước nhỏ, yếu; Trung Quốc vẫn là nước lớn, mạnh. Và bất chấp phan quyết, lý luận của tòa án, người Trung Quốc vẫn tin rằng quan điểm của họ đúng và công bằng. Họ sẽ không lùi bước.
Giống như bất cứ cường quốc nào, Bắc Kinh không đặt cái mà họ coi là lợi ích quốc gia tối quan trọng thấp hơn mong muốn của một tòa trọng tài quốc tế. Trong vấn đề này, nó có tác dụng nhắc nhớ rằng Mỹ, dù có nổi giận, thổi phồng thì cũng không phải là một bên ký Hiệp ước Luật biển. Nếu có thể, phán quyết này có thể còn củng cố nhận thức của Bắc Kinh và Moscow rằng các nền dân chủ tự do phương Tây sử dụng luật pháp quốc tế như một khẩu pháo tư tưởng được nạp đầy đạn khi thuận tiện và điều này buộc họ phải đứng lên chống phương Tây.
Đó là lý do tại sao mà phán quyết này đặt Mỹ vào tình thế khó xử, nguy hiểm tiềm ẩn. Washington duy trì một hiệp ước an ninh với Manila. Tuy có nhiều khía cạnh của hiệp ước này là điều hư cấu nực cười nhưng nó không làm thay đổi một thực tế cơ bản đó là lãnh đạo và người dân Philippines tin rằng Mỹ có bổn phận tới bảo vệ họ nếu chiến tranh nổ ra. Tuần trước, ông Duterte đã hỏi lệu Mỹ có hỗ trợ đồng mình hiệp ước của mình không và ông ấy chắc chắn hy vọng một câu trả lời tích cực.
Mối nguy hiểm ở đây là việc mong đợi Mỹ hỗ trợ có thể khuyến khích Manila có lập trường mạnh bạo hơn thay vì suy nghĩ thận trọng hoặc hành động thận trọng. Đó là mối nguy hiểm vốn có bất cứ khi nào một cường quốc liên kết an ninh của mình để nghị sự với một nước nhỏ. Những vấn đề khác có thể vượt khỏi tầm kiểm soát một cách nhanh chóng nếu nước nhỏ có hành động liều lĩnh. Người ta chỉ cần nhớ lại những gì đã xảy ra với Nga Sa hoàng quy quyết định hậu thuẫn cho đồng minh Serbia chống lại Áo - Hung năm 1914.
Trung Quốc vốn đã nghi ngờ Mỹ đang sử dụng Philippines như một con tốt chống lại lợi ích của Bắc Kinh tại Biển Đông. Một số quan chức Trung Quốc thậm chí còn tin rằng Washington thúc giục Manila đưa vụ kiện ra tòa trọng tài.
Washington cần phải cảnh giác với những nguy hiểm tiềm ẩn. Liên minh quốc phòng với Philippines là một can kết không khôn ngoan, mang lại cho Mỹ nhiều rủi ro hơn lợi ích. Nó cần bị bãi bỏ.
Nhưng ngay cả khi các quan chức Mỹ không sẵn sàng tiến xa hơn thì ít nhất họ cũng nên làm rõ với chính phủ Duterte rằng Mỹ sẽ không tha thứ cho hành động khiêu khích ngu ngốc chống lại Bắc Kinh. Manila nên vừa lòng với quyết định của tòa, mang lại cho họ chiến thắng biểu tượng về mặt ngoại giao. Phán quyết này không cung cấp cho Philippines một lệnh thách thức quyền lực của Trung Quốc tại Biển Đông. Chắc chắn nó cũng không cung cấp cho Manila một cái lệnh để làm vậy nếu có nguy cơ kéo Mỹ vào một cuộc xung đột quân sự.
Bảo Linh (National Interest)