Tin mới

Pháp chịu tổn thất nặng nề vì hoãn giao chiến hạm Mistral cho Nga

Thứ sáu, 05/09/2014, 10:13 (GMT+7)

Theo một chuyên gia quân sự Nga, với việc hoãn bàn giao chiến hạm Mistral cho Nga, thiệt hại cuối cùng mà Pháp phải chịu có thể lên tới 3 tỷ Euro. Trong khi đó, công nhân nhà máy đóng chiến hạm này tỏ ra “ngạc nhiên và giận dữ” khi biết tin hợp đồng bị hoãn.

Theo một chuyên gia quân sự Nga, với việc hoãn bàn giao chiến hạm Mistral cho Nga, thiệt hại cuối cùng mà Pháp phải chịu có thể lên tới 3 tỷ Euro. Trong khi đó, công nhân nhà máy đóng chiến hạm này tỏ ra “ngạc nhiên và giận dữ” khi biết tin hợp đồng bị hoãn.

Hôm 3/9, Tổng thống Pháp Francois Hollade nói, hành động của Nga ở miền Đông Ukraine khiến các điều kiện để Paris giao tàu đổ bộ trực thăng lớp Mistral cho Moscow chưa hội tụ đủ. Việc thực hiện hợp đồng giữa hai bên trong thương vụ mua bán chiến hạm này được hoãn cho tới tháng 11, và theo một nhà ngoại giao Pháp, việc trì hoãn “có thể khiến chúng tôi thiệt hại 1 tỷ Euro”, tương đương hơn 1,3 tỷ USD.

 

Theo hợp đồng giữa Nga và Pháp vào năm 2011, Pháp sẽ đóng cho Nga hai chiến hạm lớp Mistral, trong đó một chiếc mang tên Vladivostok dự kiến được giao vào cuối tháng 10 năm nay, và chiếc thứ hai mang tên Sevastopol sẽ được giao vào năm sau.

Hôm 4/9, Pháp bất ngờ hoãn bàn giao chiếc tàu sân bay trực thăng lớp Mistral đầu tiên cho Nga

Theo một số nguồn tin, Nga hầu như đã hoàn thành số tiền 1,2 tỷ Euro cho Pháp theo như hợp đồng. Theo tin từ trang LCI của Pháp, việc Pháp vi phạm hợp đồng đồng nghĩa với việc nước này phải trả lại tiền cho Nga, đồng thời còn phải chịu phạt một khoản 251 triệu Euro.

Tuy nhiên, theo một chuyên gia quân sự Nga, thiệt hại cuối cùng đối với Pháp trong vụ này có thể lên tới 3 tỷ Euro.

Trong tuyên bố ngày 3/9, Tổng thống Pháp Hollande không đề cập đến chiến hạm Sevastopol. Tuy nhiên, hồi tháng 7, ông Hollande nói rằng, việc giao chiến hạm này sẽ tùy thuộc vào “thái độ của Nga”.

Một đại diện công đoàn của STX, nhà máy đóng tàu Pháp đang đóng chiến hạm Mistral cho Nga, cho biết, công nhân nhà máy này “ngạc nhiên và giận dữ” khi biết tin hợp đồng bị hoãn. Đại diện này nói với hãng thông tấn AFP rằng, nếu hợp đồng bị hủy, hàng trăm công nhân Pháp sẽ mất việc làm.

Phản ứng trước quyết định của Pháp, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nga Yury Borisov tỏ ra khá bình tĩnh. Theo ông, điều này không cản trở được kế hoạch của Nga về nâng cấp các lực lượng vũ trang nước này.

“Dĩ nhiên, việc này không dễ chịu chút nào và làm gia tăng căng thẳng trong quan hệ của chúng tôi với các đối tác Pháp. Nhưng việc Pháp hủy hợp đồng sẽ không phải là một thảm họa đối với kế hoạch hiện đại hóa quân đội của chúng tôi”, hãng tin Itar-Tas dẫn lời ông Borisov.

Hiện có khoảng 400 thủy thủ Nga đang được đào tạo tại nhà máy đóng tàu Saint-Nazaire thuộc miền Tây nước Pháp để sẵn sàng cho việc điều khiển chiến hạm Vladivostok khi con tàu được giao cho Nga

Trên mạng xã hội Twitter, Ngoại trưởng Ukraine Pavlo Klimkin bày tỏ sự cảm ơn đối với nước Pháp vì “quyết định đầy tính trách nhiệm” này. Ông Klimkin cho rằng, quyết định của Pháp ngừng giao tàu chiến cho Nga là bước đi “quan trọng để lập lại hòa bình ở châu Âu”.

Hiện có khoảng 400 thủy thủ Nga đang được đào tạo tại nhà máy đóng tàu Saint-Nazaire thuộc miền Tây nước Pháp để sẵn sàng cho việc điều khiển chiến hạm Vladivostok khi con tàu được giao cho Nga.

Cho tới gần đây, Pháp vẫn chống lại áp lực từ Mỹ và châu Âu hối thúc không giao chiến hạm cho Nga. Pháp nói rằng, họ cần phải tuân thủ hợp đồng đã ký.

Cả Tổng thống Mỹ Barack Obama và Thủ tướng Anh David Cameron cùng chỉ trích hợp đồng bán tàu chiến cho Nga của Pháp. Sự chỉ trích gia tăng khi Nga bị cho là hậu thuẫn các phần tử nổi dậy ở miền Đông Ukraine. Cáo buộc này bị Nga phủ nhận quyết liệt.

 

Yên Yên (Theo Người đưa tin)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news