Một cảnh tượng siêu hiếm hàng chục triệu năm mới có được các nhà khoa học công bố gây sốc vào đầu tháng 8 vừa qua trên tạp chí Current Biology.
Theo các nhà khoa học, kẻ săn mồi hung dữ trong khối hổ phách là một loài kiến thời tiền sử mới được xác định, có tên gọi là Ceratomyrmex ellenbergeri – hay còn được gọi là Kiến chiến thần. Đây cũng là lần đầu tiên chúng ta thấy một con kiến địa ngục đang kiếm ăn. Bữa ăn của nó là một họ hàng đã tuyệt chủng của gián.
Kiến địa ngục là loài côn trùng khác thường với nhiều đặc điểm cơ thể không giống bất kỳ loài kiến nào ngày nay. Chúng gần như cũng không thể di chuyển đầu và chỉ có thể bắt con mồi bằng miệng hướng xuống dưới.
Barden – một nhà nghiên cứu sự tiến hóa của côn trùng tại Viện Công nghệ New Jersey cho biết kiến địa ngục sử dụng chiếc sừng dài và bộ hàm để ghim chặt con mồi, tiêm độc khiến nó bất động.
“Với tư cách là các nhà cổ sinh vật học, chúng tôi suy đoán về chức năng của sự thích nghi cổ đại bằng cách sử dụng các bằng chứng có sẵn, nhưng để thấy một động vật ăn thịt đã tuyệt chủng đang bắt con mồi thực sự vô giá”, Phillip Barden, nhà nghiên cứu sự tiến hóa của côn trùng tại Viện Công nghệ New Jersey (NJIT) cho biết.
Những con kiến địa ngục Ceratomyrmex ellenbergeri này không giống như của gần như tất cả các loài côn trùng còn sống ngày nay. Loài kiến địa ngục mới được xác định đã ghim con mồi vào mái chèo giống như sừng ở trên.
>> Xem thêm: Khai quật công viên, vô tình làm 'sống dậy thế giới ma' bị chôn vùi mất tích hàng nghìn năm
Các loài kiến địa ngục khác được phát hiện trong quá khứ cũng có sừng này và trong khi các nhà khoa học cho rằng nó có thể là một loại kẹp, hóa thạch 99 triệu năm tuổi này là bằng chứng thực tế đầu tiên chứng minh điều đó.
Kiến địa ngục thực sự có trước tổ tiên chung nhất của tất cả các loài kiến sống ngày nay. Thậm chí sau đó, chúng còn vô cùng đa dạng.