Tin mới

Phía sau điều trăn trở và day dứt đầy 'vĩ cuồng' của Đặng Lê Nguyên Vũ 

Thứ sáu, 22/04/2022, 09:34 (GMT+7)

Ông chủ Tập đoàn Trung Nguyên Đặng Lê Nguyên Vũ trong suốt bao năm qua đều trăn trở day dứt một điều về 'sứ mệnh' của thế hệ thanh niên Việt. Phải chăng ẩn sâu trong hoài bão bị cho là 'vĩ cuồng' và điều day dứt trăn trở ấy là lời hứa đầy sức nặng với Đại tướng Võ Nguyên Giáp?

Tư tưởng 'vĩ cuồng' hay nỗi khao khát cháy bỏng?

Được biết đến là doanh nhân nổi tiếng, sáng lập ra thương hiệu cafe nổi tiếng, mang tên tuổi cafe Việt ra thương trường quốc tế, Đặng Lê Nguyên Vũ là được xem là 'zero to hero', từng được National Geographic Traveller và Forbes Asia vinh danh là 'Vua cafe Việt Nam'.

Xoay quanh cuộc đời cũng như câu chuyện khởi nghiệp của chàng trai gốc Khánh Hòa vẫn còn vô vàn những điều thú vị và là nguồn cảm hứng cho sự tìm tòi, học hỏi và noi theo của nhiều thế hệ thanh niên Việt. 

Đặng Lê Nguyên Vũ sinh năm 1971 tại huyện Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa trong một gia đình nông dân nghèo và sau biến cố vào năm 1979, gia đình ông đã chuyển đến định cư ở M’Drak, tỉnh Đắk Lắk, Việt Nam.

Tư tưởng khác biệt của Đặng Lê Nguyên Vũ đã làm nên thành công của Trung Nguyên như hiện tại. Ảnh: Internet
Tư tưởng khác biệt của Đặng Lê Nguyên Vũ đã làm nên thành công của Trung Nguyên như hiện tại. Ảnh: Internet

Thủa thiếu thời, chứng kiến mẹ mình phải bươn chải ngược xuôi lo lắng mọi việc trong nhà, gia đình trải qua những ngày tháng khốn khó nên ông Đặng Lê Nguyên Vũ đã ra đời kiếm tiền từ khá sớm. Ông đi bẻ ngô, chăn lợn, giúp mẹ đóng gạch để có thể trang trải cuộc sống.

Vào năm 1992, ông Vũ nhập học Khoa Y của ĐH Tây Nguyên. Ở giai đoạn này ông đã bắt đầu các hoạt động tìm tòi cũng như nghiên cứu về lĩnh vực cafe. 

Xuất phát từ niềm trăn trở về đầu ra cho ngành cafe trong nước cũng như nỗi niềm làm sao cho những người trồng cafe bớt khổ, làm sao để người dân trong nước tận dụng được nguồn lực cafe, tự chế biến, tự cung ứng và xuất khẩu mà ông Vũ đã tìm mọi cách để tìm ra cách chế biến cho 'nguồn lực' có sẵn này. 

Cũng trong suốt thời gian từ khi đi học cho bắt tay vào khởi nghiệp, các hoạt động của ông Vũ đều gắn liền và xoay quanh niềm đam mê với cafe. 

Chỉ với 100.000 đồng trong túi, ông Đặng Lê Nguyên Vũ đã quyết định bỏ học, vào TP HCM để tìm kiếm con đường làm giàu cho riêng mình. 

Phía sau điều trăn trở và day dứt đầy 'vĩ cuồng' của Đặng Lê Nguyên Vũ là lời hứa có sức nặng đối với Đặng Lê Nguyên Vũ. Ảnh: Internet
Phía sau điều trăn trở và day dứt đầy 'vĩ cuồng' của Đặng Lê Nguyên Vũ là lời hứa có sức nặng đối với Đặng Lê Nguyên Vũ. Ảnh: Internet

Lúc đó, ông đã vấp phải nhiều ý kiến phản đối của gia đình và thậm chí cả đến khi đã thành công, gây dựng được cho mình một 'đế chế' về cafe, Đặng Lê Nguyên Vũ vẫn bị nhiều người cho là 'vĩ cuồng' và 'gàn dở'.

Tuy nhiên, thực tế phía sau những hoài bão bị cho là 'vĩ cuồng' của ông Vũ lại là những nỗi niềm trăn trở vô cùng thực tế, phù hợp với xu thế phát triển cũng như sự thay đổi và lớn mạnh của nền kinh tế đang chuyển mình mỗi ngày. 

Phía sau nỗi niềm day dứt bị cho là 'vĩ cuồng' của Đặng Lê Nguyên Vũ 

Luôn nhận về mình nhiều lời đánh giá, khen có chê có nhưng dường như điều đó không phải là điều mà ông Đặng Lê Nguyên Vũ quan tâm.

Giống như một ngọn hải đăng trên biển, ông Vũ bao năm qua vẫn lầm lũi một mình cặm cụi để hoàn thành sứ mệnh của mình, định hướng và soi sáng cho thế hệ thanh niên có khát khao được làm giàu, khát khao khởi nghiệp và cống hiến cho đất nước. 

Trong một giấc mơ lớn lao, ông Đặng Lê Nguyên Vũ từng mong muốn đưa ngành cafe của Việt Nam 'bá chủ' trên thị trường thế giới, lớn lao hơn là làm cách nào cho dân tộc Việt Nam hùng mạnh, có sứ mệnh mới và có tầm ảnh hưởng ra thế giới.

Nhưng đó đâu chỉ là ước mơ riêng của ông Vũ, ông còn có mong muốn khơi dậy niềm khát khao làm giàu cho thế hệ thành niên Việt. 

Trong những lần hiếm hoi xuất hiện trên truyền thông và chia sẻ về con đường khởi nghiệp của mình, ông Đặng Lê Nguyên Vũ cho biết mình không đưa ra lời khuyên mà chỉ đang chia sẻ với tư cách là một người đã thành công và đang tiếp tục thực hiện tầm nhìn cũng như hoài bão của mình. 

Ông Vũ cho rằng những thanh niên Do Thái có tư duy rất khác với thế hệ thanh niên Việt hiện nay. Bởi lẽ ở Do Thái, lứa tuổi 25, 28 thì 'họ đã chín rất nhiều rồi'. 

Ông Vũ luôn trăn trở làm thế nào để thế hệ trẻ nhận ra được sứ mệnh của mình đối với quốc gia, dân tộc. Ảnh: Internet
Ông Vũ luôn trăn trở làm thế nào để thế hệ trẻ nhận ra được sứ mệnh của mình đối với quốc gia, dân tộc. Ảnh: Internet

Vấn đề mà ông Đặng Lê Nguyên Vũ muốn nói đến ở đây chính là tư duy, cách nhìn nhận cũng như sự trưởng thành về tư tưởng và nhận thức, nhận ra trách nhiệm và sứ mệnh của mình đối với dân tộc. 

Ở lứa tuổi còn khá trẻ nhưng những thanh niên người Do Thái đã 'nói những điều mà thanh niên Việt Nam nên biết'. 

Đó là những điều gì?

'Không phải ta thì là ai, không phải lúc này thì lúc nào', ông Vũ cho rằng họ nói những điều điều đó cho quá khứ hay cho thế hệ con cái tương lai mà họ nhận trách nhiệm đó về mình, cho hiện tại. 

Vốn là người khởi nghiệp từ hai bàn tay trắng, có thời gian đi nhiều, đọc nhiều và tìm hiểu, ông Đặng Lê Nguyên Vũ cho rằng chính tinh thần và trách nhiệm này của thế hệ trẻ đã tạo nên một dân tộc Do Thái chỉ với 14 triệu người nhưng đã có sức ảnh hưởng và chi phối đến đa phần của thế giới. 

Cũng chính bởi lẽ đó mà điều mà ông cảm thấy nhức nhối và luôn trăn trở là tại sao thanh niên Do Thái làm được điều đó trong khi Việt Nam có đến 100 triệu người mà thanh niên Việt lại thua kém?

Quan điểm 'người ta làm được mình cũng làm được' là dòng chảy tư tưởng xuyên suốt trong suốt quãng đời khởi nghiệp của Đặng Lê Nguyên Vũ và là kim chỉ nam cho mọi lối tư duy của ông trong quá trình gây dựng nên 'đế chế cafe Trung Nguyên'.

Thậm chí Đặng Lê Nguyên Vũ còn không ngừng nhấn mạnh rằng Việt Nam chính là 'Do Thái của Phương Đông'.

'Do Thái phương Đông mà sống yếu ớt, không có hoài bão, không có ước mơ, không có tinh thần doanh nhân, không có tinh thần chiến binh thì không có tư duy đột phá sáng tạo', ông Vũ trăn trở và cho rằng tương lai của đất nước sẽ phụ thuộc vào thế hệ trẻ. 

Người đứng đầu Tập đoàn Trung Nguyên đâu đưa ra lời khuyên, ông chỉ đang thúc giục thế hệ trẻ chạy về phía trước, chia sẻ ước mơ lớn của đất nước.

Ông Vũ cho rằng 'Chúng ta cũng phải đàng hoàng, bình đẳng với họ và đóng góp nhiều hơn họ. Thực sự tôi sẽ có mặt cùng các bạn, dốc hết sức chứ không phải chỉ khuyên'.

Thế hệ trẻ mà ông Vũ tin tưởng được ông coi là 'thế hệ vĩ đại' và ông cho rằng thế hệ này sẽ đặt nền móng khác biệt, tạo ra sức mạnh kiến tạo nền kinh tế Việt trong một thời gian không xa trong tương lai.

Ông Đặng Lê Nguyên Vũ cũng từng tiết lộ rằng ông đã có một vinh dự lớn lao khi gặp được đại tướng Võ Nguyên Giáp.

Trong cuộc gặp gỡ định mệnh này, vị Đại tướng huyền thoại một thời đã từng có lời nhắn nhủ vô cùng sâu sắc đến doanh nhân trẻ 'Thế hệ của các bác lo dựng nước và giữ nước. Bây giờ thời bình rồi đó, bác muốn những người doanh nhân như Vũ phải tiếp tục cuộc chiến này. Cuộc chiến này không dừng lại ở biên giới. Cuộc chiến này ở trong kinh tế, trong văn hóa, trong xã hội. Mong những người doanh nhân như Vũ tiếp tục ngọn cờ đó vì quốc gia, vì dân tộc'.

Và ở thời điểm hiện tại, khi Đại tướng đã đi xa, ông Đặng Lê Nguyên Vũ vẫn đang mỗi ngày góp sức mình và từng bước hiện thực hoài bão đó cũng như hoàn thành lời hứa 'đầy sức nặng' đó!

Dĩ nhiên, mình ông Vũ thôi chưa đủ! Ông cần đến thế hệ trẻ, ông cần đến những người nối gót tiếp bước mình trong công cuộc kiến tạo đất nước, đưa hoài bão và ước mơ về một dân tộc hùng cường ra biển khơi. Ông cần những người trẻ đem ước mơ ‘vĩ cuồng’ của chính họ ra thế giới để vẫy vùng.

Vì thế mà hàng ngày hàng đêm, ông Vũ vẫn luôn trăn trở điều đó, làm cách nào để thế hệ thanh niên Việt có thể giác ngộ, nhận ra sứ mệnh của mình để đưa đất nước phát triển hùng cường và vững mạnh…

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news