Tin mới

Phương Tây bàng hoàng trước cảnh tàn sát cá heo đẫm máu của Nhật Bản

Thứ hai, 20/01/2014, 15:05 (GMT+7)

(Tinmoi.vn) Chủ nhật (19/1), CNN đã công bố một video về cảnh các ngư\ndân Nhật Bản đánh bắt và giết thịt hơn 200 con cá heo đẫm máu trong một vịnh nhỏ\nkhiến các nhà bảo vệ môi trường Mỹ tỏ ra cực kỳ phẫn nộ. 

(Tinmoi.vn) Chủ nhật (19/1), CNN đã công bố một video về cảnh các ngư dân Nhật Bản đánh bắt và giết thịt hơn 200 con cá heo đẫm máu trong một vịnh nhỏ khiến các nhà bảo vệ môi trường Mỹ tỏ ra cực kỳ phẫn nộ.  

Phương Tây bàng hoàng trước cảnh tàn sát cá heo đẫm máu của Nhật Bản

Ảnh chụp từ video cho thấy vùng nước biển đẫm máu cá heo

Trong video, phóng viên với giọng điệu bức xúc và hốt hoảng liên tục đặt ra những câu hỏi: “What can we do” , "Do something,"... (Chúng ta có thể làm gì? Hãy làm gì đó...) trước cảnh những sinh vật biển bị nhốt, bị đuổi bắt làm cho bị thương và kinh hãi đang tìm đường trốn thoát.

Theo Hiệp hội bảo vệ động vật Shepherd quay được những cảnh quay này cho biết, những ngư dân Nhật Bản sẽ tiến hành giết thịt những con cá heo vào hôm nay (20/1) sau ngày thứ ba chúng bị bỏ đói và vật lộn không ngừng,.

Ngày hôm qua, các ngư dân vẫn tâp trung chọn các con cá để bán vào các công viên nước và các bể thủy sinh ở Nhật Bản và cả ra nước ngoài, theo nhóm bảo tồn cho biết.

25 con cá heo, bao gồm cả một con bê bạch tạng quý hiếm đã trên đường đến với “cuộc sống tù ngục” và 12 con khác cũng được đem đi vào hôm Chủ nhật. Hai con cá heo đã bị chết trên đường đi.

Các nhà hoạt động môi trường đã theo dõi các hoạt động ở vịnh phía Tây Nam Nhật Bản. Nơi đây đang là tâm điểm của hoạt động săn cá heo hàng năm của cộng đồng Taiji.

Ở phương Tây, việc săn bắt cá heo bị lên án rộng rãi nhưng Nhật Bản lại bào chữa cho hành động này đúng theo luật pháp quốc gia họ, và cho rằng việc giết thịt cá heo không khác gì giết thịt các động vật khác.

Hiệp hội bảo tồn động vật biển Shepherd vừa công bố một video: “Hơn 200 con cá heo mình mẩy bị thương và đẫm máu vẫn đang ở trong vịnh đang tìm cách trốn thoát khỏi những tay đồ tể.”

Tổ chức lên tiếng kêu gọi ngừng các hoạt động săn bắt cá heo hoang dã: “Làm ơn dừng lại việc mua bán các động vật biển vào bể cá và các công viên.”

Giết cá heo dưới lưới

Những con cá heo được chọn để giết thịt sẽ được khắc lên thịt hay bằng những vết sẹo để đánh dấu khác so với những con bị bắt giữ để đem bán.

Hiệp hội bảo tồn động vật biển Shepherd tả lại cách 40-60 ngư dân chia nhau vùng lưới mà ban đầu số người là 250 người “kéo lưới lại chia ra những nhóm con cá khác nhau sau đó dùng những thuyền nhỏ xua chúng vào lưới. Những huấn luyện viên động vật sẽ cùng với những người giết thịt chọn những con cá tốt nhất dưới tấm lưới ở những bãi nước nông để bán và trả giá với những người “thợ săn”.

Quá trình này diễn ra rất thô bạo và căng thẳng đến nỗi một vài con cá bị chết do bị thương do vận chuyển thô bạo hay đơn giản là chúng bị kích động.

Một khi việc giết thịt bắt đầu, nước biển sẽ chuyển sang màu đỏ do máu cá bao phủ, theo những cảnh quay mà nhóm bảo vệ động vật quay lại được.

Những con cá heo “không được chọn để bán” sẽ bị giết thịt ở phía dưới tấm vải bạt để tránh bị camera quay lại.

Các phóng viên báo CNN không thể liên lạc được với các quan chức địa phương ở Taiji, hay hiệp hội ngư dân địa phương.

Trong khi đó, các quan chức này đã tỏ ra giận dữ trước những chỉ trích từ phương Tây về hành động “trở về thời tiền sử” như vậy.

Theo lời phản bác họ cho rằng các ngư dân đang đánh bắt cá heo làm theo truyền thống, đúng quy định và luật lệ quốc tế cũng như chính phủ. Không có lý do gì để chỉ trích những cư dân đánh bắt cá heo.

Các nhà môi trường học đã cảnh báo thịt cá heo chưa hàm lượng thủy ngân và các độc tố khác cao, trong khi việc săn bắt cá heo, cá voi của Nhật Bản gây nên rất nhiều tranh cãi trên thế giới, đặc biệt gây phân nộ với các đại sứ môi trường.

CK (Theo CNN)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news

Sự trỗi dậy của Trung Quốc: Lý thuyết khác xa thực tế

Các nhà lãnh đạo Trung Quốc luôn kiên định thể hiện cam kết "mô hình quan hệ nước lớn" dựa trên 3 trụ cột là không đối đầu, tôn trọng lẫn nhau và hợp tác đôi bên cùng có lợi. Tuy nhiên, 5 năm qua, cam kết đầu tiên - không đối đầu - dường như đã biến mất khi Trung Quốc tham gia vào những cuộc tranh cãi khác nhau và xung đột với các nước láng giềng.