Tin mới

Phương Tây phân tích tham vọng của Nga ở miền đông Ukraine

Thứ hai, 07/07/2014, 14:52 (GMT+7)

(Tinmoi.vn) Cuộc khủng hoảng Ukraine đã đưa mối quan hệ giữa Nga và toàn bộ phương Tây vào tình trạng đóng băng. Cả 2 bên đang đổ lỗi cho nhau về cuộc xung đột khiến đất nước Ukraine rơi vào cuộc nội chiến có nguy cơ kéo dài trong nhiều năm nữa.

(Tinmoi.vn) Cuộc khủng hoảng Ukraine đã đưa mối quan hệ giữa Nga và toàn bộ phương Tây vào tình trạng đóng băng. Cả 2 bên đang đổ lỗi cho nhau về cuộc xung đột khiến đất nước Ukraine rơi vào cuộc nội chiến có nguy cơ kéo dài trong nhiều năm nữa.

Lực lượng dân quân ở miền đông Ukraine

Theo nhà báo kỳ cựu Nathan Dubovitski thì trong tương lai, cuộc xung đột quân sự ở miền đông Ukraine rất có thể sẽ dẫn đến một cuộc chiến tranh "phi tuyến"- nghĩa là một cuộc chiến không liên tục nhưng kéo dài và dai dẳng. Trong đó một số khu vực, thành phố sẽ tạo ra các liên minh tạm thời trong cuộc xung đột này.

Trong một cuộc chiến tranh như vậy, mỗi lực lượng có mục tiêu riêng của mình, mà cũng có thể thay đổi theo thời gian. Chiến tranh bao gồm nhiều thành phần tham gia và chỉ một trong số ít họ là người lãnh đạo và tìm ra được mục đích thực sự. Và phương Tây cáo buộc Nga đang đứng đằng sau các cuộc xung đột ở miền đông Ukraine.

Một thỏa thuận ngừng bắn 10 ngày vào cuối tháng 6 đã được thực thi, nhưng rất tiếc sau đó các điều khoản trong số đó là phần lớn bị bỏ qua nên bắt đầu từ ngày 1/7, ở miền đông Ukraine cuộc xung đột lại tiếp tục giữa lực lượng dân quân ở miền đông và quân đội của chính quyền Kiev.

Cả hai bên đều bị tổn thất nặng. Lực lượng quân đội chính phủ liên tục pháo kích, bao gồm cả khu vực dân sự làm nhiều dân thường bị thương vong. Kiev cho biết, họ đã chiếm lại và quản lý một trong những cửa khẩu trên biên giới với Nga - đó là một bước quan trọng trong nỗ lực của chính quyền mới nhằm bao vây và cô lập các lực lượng dân quân dưới sự ủng hộ và bảo trợ từ chính quyền Nga.

Trong thời gian gần đây, Tổng thống Ucraina Poroshenko đã chịu áp lực lớn từ Tổng thống Nga Putin về việc phải tiến hành các thỏa thuận để đạt được một thỏa thuận ngừng bắn mới. Trong khi đó các quan chức chính phủ ở Kiev luôn đổ lỗi cho lực lượng dân quân ở miền đông không thực hiện đầy đủ các điều kiện của thỏa thuận ngừng bắn.

Về phần mình, ông Putin dường như bác bỏ các cáo buộc về âm mưu tiến hành cuộc xâm lược trực tiếp Ukraine. Theo nhà báo Nathan Dubovitski thì ít nhất tại thời điểm này, Nga không có ý định đó. Như chúng ta đã biết, vào ngày 24/6 vừa qua, Tổng thống Putin đã đề nghị Thượng viện Nga rút lại điều khoản cho phép Nga sử dụng quân đội tại Ukraine.

Động thái này của Tổng thống Putin là một nỗ lực để tránh các lệnh trừng phạt cứng rắn hơn từ phương Tây đối với Nga, đặc biệt là lĩnh vực kinh tế. Tuy nhiên, phương Tây luôn nhấn mạnh rằng, Nga không ra mặt trong các hành động quân sự ở Ukraine nhưng luôn có những ủng hộ bí mật cho các lực lượng dân quân ở miền đông. Đặc biệt trong đó là việc cung cấp các phương tiện chiến tranh, các loại vũ khí và có khi Nga điều cả các lực lượng đặc nhiệm bí mật sang miền đông Ukraine để hỗ trợ cũng như đào tạo lực lượng dân quân ở đây. Tất nhiên chính quyền Nga luôn bác bỏ những cáo buộc này từ Mỹ và EU.

Các chuyên gia của phương Tây phân tích rằng, chính quyền Nga muốn đảm bảo rằng, cuộc xung đột ở khu vực miền đông Ukraine cần phải đạt đến một mức độ mong muốn, là mức độ đủ để làm cho ông Tổng thống mới của Ukraine là Poroshenko phải có những nhượng bộ lớn đối với các nước cộng hòa ly khai ở Ukraine và Nga không trực tiếp điều quân đến khu vực đang xung đột.

Rõ ràng, Nga muốn hợp thức hóa các nước thân Nga là Cộng hòa Nhân dân ở Donetsk và Lugansk và nâng cao uy tín của các chỉ huy lực lượng dân quân, những người sẵn sàng nhận mệnh lệnh từ Moscow.

Yên Hưng (Theo Eurasian Defence)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news

Sự trỗi dậy của Trung Quốc: Lý thuyết khác xa thực tế

Các nhà lãnh đạo Trung Quốc luôn kiên định thể hiện cam kết "mô hình quan hệ nước lớn" dựa trên 3 trụ cột là không đối đầu, tôn trọng lẫn nhau và hợp tác đôi bên cùng có lợi. Tuy nhiên, 5 năm qua, cam kết đầu tiên - không đối đầu - dường như đã biến mất khi Trung Quốc tham gia vào những cuộc tranh cãi khác nhau và xung đột với các nước láng giềng.