(Tinmoi.vn) Vụ tai nạn máy bay MH 17, cũng giống như cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba năm 1962 góp phần làm Tổng bí thư Liên Xô Khrushchev mất chức, có thể khiến Putin bị hạ bệ bởi chính những người thân tín.
Kỳ trước: Thất bại ở Ukraine, Putin có thể bị hạ bệ
Các sự kiện tại Ukraine năm nay, ngược lại, khá tàn khốc với Putin. Mới đầu năm, Nga còn đầy ảnh hưởng ở Ukraine. Tháng 2, Yanukovich trốn khỏi đất nước và một chính phủ thân phương Tây đã lên nắm quyền. Các cuộc nổi dậy chống lại Kiev mà Putin mong đợi tại miền đông Ukraine sau khi Yanukovich bị lật đổ đã không bao giờ xảy ra. Trong khi đó, chính quyền tại Kiev với các cố vấn phương Tây đã trở nên vững chắc hơn. Tháng 7, người Nga chỉ kiểm soát phần nhỏ tại Ukraine, bao gồm Crimea, nơi Nga có hiệp ước tổ chức lực lượng quân sự, và một tam giác lãnh thổ từ Donetsk tới Luhansk và Severodonetsk, nơi mà một số ít các phần tử nổi dậy dường như được hỗ trợ bởi lực lượng hoạt động đặc biệt của Nga, kiểm soát khoảng hơn một chục thị trấn.
Nếu không có cuộc nổi dậy nào tại Ukraine xảy ra, chiến lược của Putin là cho phép chính phủ Kiev tự tháo gỡ theo cách riêng để chia rẽ Mỹ và Châu Âu bằng cách khai thác thế mạnh thương mại và năng lượng của Nga với châu Âu. Và đây là lúc mà vụ tai nạn của hàng không Malaysia đóng vai trò quan trọng. Nếu tình huống là Nga đã cung cấp hệ thống phòng không cho quân ly khai và gửi người đến vận hành (vì việc vận hành cần phải đào tạo cấp cao) Nga có thể bị cáo buộc trách nhiệm cho việc bắn hạ máy bay. Và điều này có nghĩa nỗ lực chia tách Mỹ và châu Âu bị phá bỏ. Putin từ một người lãnh đạo sử dụng quyền lực không nhân nhượng một cách tinh tế lại thành một kẻ nguy hiểm, song lại không đủ năng lực hỗ trợ cho một cuộc nổi loạn vô vọng với vũ khí không phù hợp. Và phương Tây, dù có chia rẽ về thái độ với Nga đến đâu cũng sẽ đoàn kết để đáp trả Putin một cách xứng dáng.
Trong khi đó, Putin phải xem xét số phận của những người tiền nhiệm. Nikita Khrushchev trở về từ kì nghỉ tháng 10 năm 1964 để thấy mình đã bị thay thế bởi người bảo trợ của mình là Leonid Brezhnev, và đã phải đối mặt với nhiều tội danh bao gồm “quy hoạch điên rồ” . Khrushchev cũng bị bẽ mặt trong cuộc khủng hoảng tên lửa tại Cuba. Điều này góp phần với thất bại của ông trong việc cải thiện nền kinh tế sau 10 năm nắm quyền và chứng kiến đồng nghiệp thân thiết nhất cho ông “nghỉ hưu”. Một trở ngại lớn trong công tác đối ngoại và thất bại kinh tế đã khiến việc một hình ảnh dường như không thể công kích đã bị sụp đổ.
Tình hình kinh tế của Nga chưa bao giờ tồi tệ như thời dưới quyền Khrushchev hay Yeltsin, nhưng nó đã xấu đi đáng kể trong thời gian gần đây, và quan trọng hơn là không đáp ứng được kì vọng. Sau khi hồi phục từ cuộc khủng hoảng năm 2008, sự suy giảm tốc độ tăng trưởng GDP đã được thấy trong vài năm và ngân hàng trung ương được dự báo sẽ không tăng trưởng trong năm nay. Dưới những áp lực đó, có thể dự đoán rằng kinh tế Nga sẽ trượt vào suy thoái trong năm 2014. Mức nợ của các vùng đã tăng gấp đôi trong vòng bốn năm, một số gần như phá sản. Hơn nữa, một số công ty khai thác kim loại và khoáng sản đang đối mặt với nguy cơ phá sản. Cuộc khủng hoảng Ukraine đã làm cho mọi việc rồi tệ hơn. Mức độ tháo chạy vốn trong nửa năm đầu ở khoảng 76 tỉ đô, so với 63 tỉ đô năm 2013. Đầu tư trực tiếp nước ngoài giảm 50% trong 6 tháng đầu năm 2014 so với cùng kì năm 2013, và điều này xảy ra bất chấp Giá dầu trụ ở mức cao hơn 100 đô mỗi thùng.
Mức độ ủng hộ của Putin tăng vọt sau khi thế vận hội mùa đông Sochi thành công và sau khi được truyền thông phương Tây xây dựng hình ảnh như một kẻ xâm lược ở Crimea. Ông đã xây dựng danh tiếng của mình trên sự cứng rắn và hiếu chiến. Nhưng như tình hình thực tế ở Ukraine đã rõ ràng hơn, và sự rút lui sẽ được xem là một chiến thắng vĩ đại trong tình hình kinh tế nghiêm trọng. Đối với nhiều lãnh đạo, các sự kiện tại Ukraine không được coi là một thách thức quá lớn, nhưng ông Putin đã xây dựng hình ảnh của mình dựa trên một Chính sách đối ngoại cứng rắn và nền kinh tế này cho thấy tỉ lệ ủng hộ ông không phải là quá cao trước sự kiện Ukraine.
Hình dung về nước Nga hậu Putin.
Với mô hình chế độ mà Putin đã đóng góp phát triển, tiến trình dân chủ có lẽ không phải là chìa khóa để hiểu được những gì sẽ xảy ra tiếp theo. Putin đã phục hồi các yếu tố của Liên Xô và áp nó vào chính phủ, thậm chí sử dụng thuật ngữ “Bộ Chính trị” cho nhóm riêng của mình. Đó là những người mà ông tự lựa chọn, và đương nhiên là trung thành với ông, nhưng với bộ chính trị theo kiểu Liên Xô thì những người đồng nghiệp thân cận luôn luôn đáng gờm nhất.
Mô hình Bộ chính trị được thiết kế cho nhà lãnh đạo để xây dựng liên minh giữa các phe phái. Putin đã làm rất tốt ở điểm đó, nhưng sau đó ông cũng không quá thành công ở mọi điều ông làm cho đến giờ. Khả năng tổ chức của ông suy giảm cũng như niềm tin vào khả năng của ông suy giảm và mối quan tâm của các phe phái khác về hậu quả của việc gắn bó với một nhà lãnh đạo thất bại bắt đầu nảy sinh. Như Khrushchev, người đã thất bại trong chính sách kinh tế trong và ngoài nước, ông Putin có thể bị loại bỏ bởi đồng nghiệp.
Rất khó để biết được khi nào một cuộc khủng hoảng kế nhiệm sẽ diễn ra, trong tình huống hiến pháp về việc kế nhiệm đã được tạo ra bởi chính phủ do Putin lãnh đạo. Từ quan điểm dân chủ, Bộ trưởng Quốc phòng Sergei Shoigu và Thị trưởng Moscow Sergei Sobyanin cũng có tiếng tăm như Putin, và điều nghi ngờ là họ sẽ được ủng hộ nhiều hơn nữa. Trong cuộc đấu tranh kiểu Liên Xô, Tham mưu trưởng Sergei Ivanov và Trưởng hội đồng an ninh Nicolai Patryushev sẽ có khả năng là ứng cử viên. Nhưng còn những người khác, trông chờ vào sự xuất hiện của một Mikhail Gorbachev?
Cuối cùng, những chính trị gia tính toán sai lầm thường không dễ tồn tại. Putin đã tính toán sai ở Ukraine, không lường trước được sự sụp đổ của một đồng minh, không phản ứng một cách có hiệu quả và vấp ngã trong cố gắng để bù đắp. Việc quản lý kinh tế gần đây cũng không phải mẫu mực, ít nhất là như vậy. Ông có những đồng nghiệp tin rằng họ có thể làm tốt hơn, và giờ có những nhận vật quan trọng ở châu Âu tin rằng đã đến lúc từ bỏ. Ông phải đảo ngược tình thế này nhanh chóng, hoặc ông sẽ được thay thế.
Putin vẫn chưa hoàn thành, nhưng ông đã điều hành 14 năm kể cả thời gian Dmitri Medvedev chính thức cầm quyền, và đó là một thời gian dài. Ông có thể lấy lại vị thế của mình, nhưng trong hoàn cảnh này. Bản thân Putin cũng nên tái kiểm tra những quyết định của mình hàng ngày. Rút lui khi đối mặt với phương Tây và chấp nhận tình hình hiện tại ở Ukraine có thể sẽ khó khăn, với quan điểm rằng vấn đề Kosovo đã giúp ông lên nắm quyền và những gì ông đã nói về Ukraine nhiều năm nay. Nhưng tình hình hiện tại không thể tự ổn định. Lựa chọn ứng biến trong trường hợp này là nếu Putin thấy bản thân gặp rắc rối chính trị nghiêm trọn, ông thậm chí sẽ trở nên hiếu chiến hơn. Và trong bất kì cuộc khủng hoảng chính trị nào, các quyết định cực đoan hơn đã được dự tính nếu như tình hình trở nên xấu đi.
Thiên Trang (theo Stratfor)