- Ảnh hài hước của "cặp đôi" Putin-Obama
- Tổng thống Putin và niềm đam mê xe cộ
- Soi chiếc Mercedes-Benz tổng thống Putin sử dụng ở Việt Nam
- Chùm ảnh: Một ngày Tổng thống Putin tại Việt Nam
Những con số đáng nể về khối tài sản khổng lồ của các nguyên thủ trên thế giới khiến người ta không khỏi trầm trồ ngưỡng mộ. Việc ông Putin được xếp ở vị trí thứ hai khiến người ta bất ngờ, và quan trọng hơn, người ta muốn biết là các vị tổng thống đã làm ra tiền như thế nào.
Hosni Mubarak làm giàu từ tham nhũng
Cựu tổng thống Ai Cập - Hosni Mubarak là chính trị gia giàu nhất trên thế giới với khối tài sản có thể lên đến 70 tỉ USD, mà phần lớn được giấu trong các ngân hàng của Anh, Thụy Sĩ hoặc đầu tư vào hàng loạt bất động sản tại Anh và Mỹ.
Sau 30 năm làm tổng thống và giữ các vị trí quân sự cấp cao, ông Mubarak được tiếp cận với nhiều hợp đồng đầu tư sinh lợi, nhưng số tài sản khổng lồ trên cũng có sự đóng góp của tham nhũng.
Hầu hết tiền bạc của Mubarak được giữ trong những tài khoản ngân hàng Thụy Sĩ như UBS, hay ngân hàng Lloysds của Scotland. Phần khác được đầu tư vào thành phố nghỉ dưỡng sang trọng Sharm al-Sheikh (Ai Cập), một phần đổ vào hàng loạt cơ ngơi ở Beverly Hills ở Mỹ, hay các dinh thự bậc nhất ở Anh, trong đó có dinh thự ở Wilton Place.
Tuy nhiên con số 70 tỉ USD vẫn là chưa chính xác mà có thể còn hơn nữa. Nhưng nếu ở mức 70 tỉ USD, số tài sản của riêng chính trị gia này tương đương số của cải của các nhà lãnh đạo khác ở vùng vịnh cộng lại.
Thành phố nghỉ dưỡng sang trọng Sharm al-Sheikh. |
Ông bà ta có câu “của thiên trả địa”, giàu bất chính sẽ không tồn tại mãi mãi. Một phần gia sản của vị tổng thống này cũng đã bị Ngân hàng Thụy Sĩ đóng băng vào ngày 11.2.2011 sau khi ông bị lật đổ mà nguyên nhân là do người dân nghi ngờ gia đình Mubarak đã lợi dụng quyền lực để làm giàu, lấy cắp của công.
Tờ Wall Street Journal dẫn thông tin của Global Financial Integrity, một tổ chức chuyên theo dõi tình trạng tham nhũng ở các nước đang phát triển, ước tính rằng có tới 57 tỉ USD tài sản đã được tuồn bất hợp pháp ra khỏi Ai Cập trong giai đoạn 2000-2008.
Vladimir Putin giàu nhưng giấu nhẹm
Trong khi đó, Tổng thống Putin đứng ở vị trí thứ hai thế giới về chính trị gia giàu nhất trên thế giới với khối tài sản có thể lên 40 tỉ USD, dựa trên cổ phần ở nhiều công ty đầu tư khác nhau, trong đó có công ty năng lượng Gazprom.
Mặc dù tổng thống Nga luôn phủ nhận mình là người giàu có, thậm chí trưng ra bằng chứng tài khoản tiết kiệm của ông chỉ khoảng 180.000 USD. Tuy nhiên, các chuyên gia phân tích cho rằng đó chỉ là khoản tiền “tiêu vặt” của ông Putin.
Theo chuyên gia phân tích chính trị Stanislav Belkovsky thuộc Viện Chiến lược Quốc gia (National Strategy Institute) cho biết, hiện tổng thống Putin đang sở hữu 35% cổ phần của công ty dầu khí Surgutneftegaz và 4,5% cổ phần ở tập đoàn dầu khí Gazprom. Theo đó số tiền 40 tỉ USD được quy đổi thành tiền từ cổ phần của các công ty trên.
Biệt thự của ông Putin bên bờ hồ Valdai. |
Chưa hẳn đây đã là con số chính xác vì đây là số liệu của 2007 và giờ đã là 2014 nên số tài sản của tổng thống Putin còn dao động.
Haji Muhammad Suharto kiếm tiền bằng quyền lực
Xếp thứ ba trong số những chính trị gia giàu nhất thế giới có cả cựu tổng thống Indonesia - Haji Muhammad Suharto với 35 tỉ USD.
Cũng giống như cựu tổng thống Ai Cập, sau 30 năm cầm quyền ông Haji Muhammad Suharto tạo dựng cho mình một khối tài sản khổng lồ cũng bằng con đường tham nhũng.
Ông Suharto trao quyền kiểm soát các công ty độc quyền nhà nước cho các thành viên gia đình và bạn bè thân cận. Đổi lại, những người này phải chung chi cho tổng thống hàng triệu USD “ơn nghĩa”.
Theo nhiều nguồn tin, chỉ vài ngày sau khi từ chức hồi tháng 5.1998, ông Suharto đã chuyển 9 tỉ USD từ Thụy Sĩ đến một tài khoản ngân hàng ở Áo.
Gia đình ông Suharto luôn bác bỏ mọi cáo buộc tham nhũng, thậm chí vào năm 1999, gia đình ông còn kiện tạp chí Times của Mỹ tội phỉ báng vì đăng bài khẳng định gia đình này ăn cắp tới 73 tỉ USD trong 32 năm ông Suharto nắm quyền.
Vào năm 2007, các công tố viên ở Indonesia đã kiện ông Suharto với mục tiêu thu hồi tiền bị đánh cắp, tuy nhiên việc đòi tiền lại cho người dân Indonesia thất bại vì năm 2008 ông Suharto đã qua đời.
Tổng thống UAE: Người giàu chịu chơi
Theo tạp chí Forbes, Tổng thống của Sheikh Khalifa bin Zayed Al Nahyan của UAE là một trong những người giàu nhất ở Trung Đông và một trong những nguyên thủ quốc gia giàu nhất thế giới với khối tài sản 15 tỉ USD.
Gia tài đáng nể của tỷ phú này chủ yếu nhận được từ các khoản đầu tư vào tổ chức đầu tư Abu Dhabi, quỹ lợi ích quốc gia lớn nhất thế giới, trị giá tới 630 tỉ USD.
Không những thế, ông còn là người kiểm soát trữ lượng dầu lửa đã được phát hiện lên tới 97,8 tỉ thùng của UAE.
Du thuyền đắt nhất thế giới Azzam |
Tổng thống Zayed Al Nahyan cũng là người nổi tiếng về mức độ chịu chơi khi bỏ ra 627,4 triệu USD để đóng chiếc siêu du thuyền Azzam.
Theo Một Thế giới