Tin mới

Quốc tế hóa tranh chấp Biển Đông - canh bạc nguy hiểm của Bắc Kinh

Thứ tư, 11/06/2014, 09:24 (GMT+7)

(Tinmoi.vn) Tờ The Diplomat của Nhật Bản nhận định, đưa vấn đề giàn khoan trái phép ra LHQ, Trung Quốc đang âm mưu “quốc tế hóa” tranh chấp lãnh thổ, nhưng đồng thời cũng tự đặt ra tiền lệ nguy hiểm cho chính mình.\nHọc giả xúi Bắc Kinh "phớt lờ" vụ kiện Biển Đông, cùng lắm mang "tiếng xấu"\nKêu gọi hợp lực đối phó Nhật, Bắc Kinh bị Đài Loan thẳng thừng từ chối

(Tinmoi.vn) Tờ The Diplomat của Nhật Bản nhận định, đưa vấn đề giàn khoan trái phép ra LHQ, Trung Quốc đang âm mưu “quốc tế hóa” tranh chấp lãnh thổ, nhưng đồng thời cũng tự đặt ra tiền lệ nguy hiểm cho chính mình.

 

Trong bài đăng hôm 10/6 với tiêu đề “Trung Quốc quốc tế hóa tranh chấp Biển Đông", The Diplomat dẫn lại báo cáo hôm 8/6 của Bộ Ngoại giao Trung Quốc với tên gọi "Các hoạt động của giàn khoan HD 981: Sự khiêu khích của Việt Nam và vị trí của Trung Quốc", với những chỉ trích vô lý và ngang ngược hướng về phía Việt Nam.

Mặc dù là nước cố tình xâm phạm chủ quyền của Việt Nam khi kéo giàn khoan Hải Dương-981 (Haiyang Shiyou 981) vào ngay trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, Phó đại sứ Trung Quốc tại LHQ Wang Min ngày 9.6 đã gửi một “bản tuyên cáo lập trường” lên Tổng Thư ký LHQ Ban Ki-moon về giàn khoan Hải Dương-981, ngang ngược nói Việt Nam xâm phạm chủ quyền của Trung Quốc.

Quốc tế hóa tranh chấp Biển Đông - Canh bạc nguy hiểm của Bắc Kinh

Giàn khoan trái phép Hải Dương 981 mà Trung Quốc hạ đặt trong vùng thềm lục địa Việt Nam

Theo The Diplomat, hành động đệ trình tuyên cáo lên LHQ lần này của Trung Quốc nhằm quốc tế hóa tranh chấp với Việt Nam trên Biển Đông. Tờ này nhận định, động thái này của Bắc Kinh khá khó hiểu và trái ngược hoàn toàn với những tuyên bố trước đây của họ.

Bắc Kinh luôn chủ trương giải quyết căng thẳng, tranh chấp song phương và lên án, phản đối sự đa phương, hay quốc tế hóa. Trung Quốc cũng nhiều lần yêu cầu các bên thứ ba, kể cả Hoa Kỳ không nên can thiệp và vấn đề này. Tuy nhiên, bằng việc đưa “bản tuyên cáo lập trường” lên LHQ, Trung Quốc rõ ràng đang nỗ lực “quốc tế hóa” tranh chấp trên Biển Đông để củng cố tuyên bố chủ quyền phi lý tại quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.

Trong thực tế, quyết định nêu vấn đề tại Liên Hiệp Quốc của Trung Quốc cho thấy Bắc Kinh ngày càng quan ngại bị Việt Nam và các quốc gia láng giềng trong khu vực kiện ra tòa án quốc tế, dùng luật pháp quốc tế để phản đối những tuyên bố chủ quyền phi lý “đường lưỡi bò” của Trung Quốc, nuốt trọn gần cả Biển Đông.

Quốc tế hóa tranh chấp Biển Đông - Canh bạc nguy hiểm của Bắc Kinh

Yêu sách đường lưỡi bò vô căn cứ và bất chấp luật pháp quốc tế của Trung Quốc trên Biển Đông

Bằng cách chủ động nâng cao vấn đề ở một cơ quan quốc tế và phác thảo tuyên bố của mình về chủ quyền, Trung Quốc nhiều khả năng đang nõ lực ngăn cản Việt Nam khỏi các hoạt động thu hút dư luận và luật pháp quốc tế - điều Bắc Kinh luôn lo ngại.

Mặt khác, chiến lược này có ý nghĩa đối với quần đảo Hoàng Sa, nơi Trung Quốc tuyên bố chủ quyền một cách vô căn cứ và ngang ngược. Bắc Kinh đang gần như chắc chắn hy vọng rằng triển vọng thua sẽ buộc Việt Nam phải từ bỏ ý định đưa tranh chấp ra trọng tài quốc tế. Trung Quốc còn tính đến cả việc nếu Hà Nội thất bại trong việc sử dụng luật pháp quốc tế, điều này sẽ như một lời cảnh báo cho các quốc gia yêu sách muốn hành động tương tự.

Tuy nhiên, Trung Quốc đang chơi một ván bài nguy hiểm bởi vì không có luật pháp quốc tế nào công nhận “đường lưỡi bò” phi lý của Trung Quốc. Do vậy, Trung Quốc đang tự mình đặt ra một tiền lệ nguy hiểm bởi đưa ra luật pháp quốc tế vụ giàn khoan, Bắc Kinh cũng đồng thời kéo theo những rắc rối về mình khi những căn cứ không rõ ràng, ngang ngược về yêu sách chủ quyền trên Biển Đông bị phơi bày.

Philippines đã làm đơn kiện “đường lưỡi bò” của Trung Quốc ra tòa án quốc tế và Việt Nam cũng đang cân nhắc biện pháp tương tự sau khi tàu Trung Quốc ngang ngược bắn vòi ròng, đâm húc các tàu chấp pháp Việt Nam và đâm chìm tàu cá Việt Nam tại khu vực giàn khoan.

The Diplomat cho rằng nếu Việt Nam kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế, Việt Nam sẽ nhận được sự ủng hộ hoàn toàn từ Nhật Bản, Úc, Mỹ và các nước khác.

 

Yên Yên (Theo The Diplomat)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news