Tin mới

Rạch bụng chó Kỷ Băng Hà tắc thở vì ăn no, nhà khoa học phát hiện bí mật chấn động lịch sử

Thứ sáu, 21/08/2020, 09:23 (GMT+7)

Bên trong chiếc bụng trương phềnh của hóa thạch chó thời Kỷ Băng Hà, các nhà nghiên cứu đã phát hiện một loạt mô của loài động vật đã tuyệt chủng cách đây hơn 14.000 năm, giúp trả lời nhiều câu hỏi chưa có lời giải đáp của lịch sử.

Mới đây, các nhà khoa học tại Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Stockholm cho biết họ đã tìm thấy điều bất ngờ từ một hóa thạch là chó chưa rõ là chó hay sói thời Kỷ Băng Hà. Nó vẫn còn gần như nguyên vẹn mọi thứ do được vùi dưới lớp băng giá lạnh. Con chó này được khai quật tại Tumat, Siberia, từ năm 2011.

Con chó thời Kỷ Băng Hà được tìm thấy ở Siberia (ảnh internet)

Thời điểm tìm thấy con chó, bụng nó trương tròn, khi rạch bụng con chó ra để nghiên cứu, các nhà khoa học đã phát hiện bí mật động trời về dấu tích của loài động vật thời Kỷ Băng Hà đã tuyệt chủng cách đây cả chục nghìn năm.

>> Xem thêm: Gạt lớp băng vĩnh cửu phát hiện con vật nhe răng 18.000 năm tuyệt vọng

Sau khi rạch bụng nó, các nhà khoa học phát hiện lớp mô của tê giác lông mượt (ảnh internet)

Bên trong dạ dày của con chó là một ít mô lông dính. Ban đầu, số lông này được các nhà khoa học xác định là của loài sư tử hang động do lông có màu vàng và khá mảnh. Tuy nhiên, khi nghiên cứu mới xác định kết quả thuộc về loài tê giác lông mượt. Đây là kết quả vô cùng khó tin và chưa từng có trong tiền lệ lịch sử.

Lớp mô này chính là của loài tê giác lông mượt (ảnh CNN)

Sau khi sử dụng phương pháp định tuổi bằng đồng vị cacbon, các chuyên gia kết luận mảnh da tê giác khoảng 14.400 năm tuổi. Còn con chó sinh sống cách đây khoảng 14.000 năm. Loài tê giác lông mượt đã bị tuyệt chủng cách đây 14.000 năm vì vậy rất có khả năng con chó này đã ăn thịt một trong số những con tê giác lông mượt cuối cùng còn sống sót.

>> Xem thêm: 'Vén' lớp muội đen trên cột đá, phát hiện bảo vật 'độ chúng sinh' được giấu kín 1.300 năm

Loài này đã tuyệt chủng cách đây 14.000 năm (ảnh internet)

Hiện các chuyên gia vẫn chưa thể lý giải vì sao phần mô của tê giác vẫn còn nguyên vẹn trong bụng của con chó suốt hàng chục nghìn năm. Theo Edana Lord, nghiên cứu sinh tại Trung tâm Cổ sinh vật Di truyền cho biết tê giác lông mượt có kích thước tương đương tê giác trắng ngày nay. Do đó, chó con không thể tự hạ gục con mồi to lớn được.

Vì vậy rất có thể đây chính là một trong những con tê giác lông mượt cuối cùng con chó ăn trước khi loài này tuyệt chủng (ảnh internet)

Thêm một thắc mắc được đặt ra là lý do gì khiến con chó lại bỏ mạng sớm đến vậy, có thể chỉ ngay sau khi ăn thịt tê giác lông mượt. Một giả thiết được đặt ra là rất có thể nó tình cờ tìm thấy xác của tê giác con. Khả năng khác là một con sói trưởng thành đi cùng nó ăn thịt tê giác con. Sau đó, trong lúc chúng đang đánh chén, tê giác mẹ đã báo thù.

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news