Tin mới

Sống sót sau tai nạn bức xạ thảm khốc, người đàn ông sở hữu gương mặt nửa trẻ nửa già

Thứ tư, 10/08/2022, 15:42 (GMT+7)

Sau khi trải qua một vụ tai nạn nghề nghiệp khủng khiếp, nhà khoa học này không những may mắn sống sót mà cơ thể còn có sự biến đổi lạ lùng.

Trong suốt lịch sử, có nhiều câu chuyện về những người sống sót kỳ diệu sau những sự kiện tưởng như nắm chắc tấm vé sang thế giới bên kia. Đó chính là câu chuyện của Anatoli Burgorski, một nhà khoa học người Nga sau khi bị chùm proton 300.000 rads xuyên qua hộp sọ.

Năm 1978, Anatoli đang làm việc tại Viện Vật lý Năng lượng Cao ở Protvino. Chuyên ngành vật lý, công việc của ông ấy gồm bảo trì máy đồng bộ hóa U-70. Đây là máy gia tốc năng lượng cao nhất vào thời điểm đó ở Liên Xô. Máy gia tốc hạt hoặc năng lượng có nhiệm vụ gia tốc các electron hoặc proton ở tốc độ cực cao để tạo ra các chùm hạt mang điện được sử dụng cho các nghiên cứu khác nhau. Những chùm tia này cũng chứa nồng độ bức xạ cao, do đó rất nguy hiểm đối với bất kỳ sinh vật sống nào.

Sai lầm lớn

Vào ngày 13/7/1978, cũng giống như bất kỳ ngày nào khác, Anatoli đã đi xung quanh máy gia tốc hạt để đảm bảo rằng mọi thứ đang hoạt động bình thường. Tại một thời điểm, ông nhận thấy một module bị trục trặc, đèn đồng bộ hóa đã tắt. Do đó, ông quyết định thò đầu vào trong kênh để kiểm tra sự cố. Tuy nhiên, hóa ra máy gia tốc vẫn đang bật. Trong tích tắc, một chùm sáng cực mạnh đi qua đầu ông, phát ra hơn 300.000 rads.

Sống sót sau tai nạn bức xạ thảm khốc, người đàn ông sở hữu gương mặt nửa trẻ nửa già - Ảnh 1

Một thí nghiệm trước đó đã tắt đèn của máy gia tốc và người phụ trách sau đó đã quên bật lại. Anatoli mô tả ông nhìn thấy chùm ánh sáng rực rỡ nhất trong đời mình, "sáng hơn 1.000 mặt trời" sau đó mọi thứ trở nên tối tăm. Được biết 1.000 rads là đủ để cướp đi tính mạng một người. Sau một khoảng thời gian ngắn ngủi, Anatoli đứng dậy, khắc phục sự cố và tiếp tục công việc. Ông báo cáo sự cố được sửa chữa nhưng không trình báo việc mình bị chùm tia chiếu qua đầu.

Ngày hôm sau, khuôn mặt của Anatoli bắt đầu sưng tấy và ông quyết định đến gặp bác sĩ. Loại bức xạ này khác với loại bức xạ do bom hạt nhân tạo ra. Bức xạ đã bị ion hóa, chỉ tập trung trong một chùm tia nhỏ và chỉ ảnh hưởng đến khu vực nó chiếu đến. Mặc dù vậy, các chuyên gia cho rằng với ít nhất 250.000 bức xạ ion hóa thì Anatoli lẽ ra không sống sót được sau tai nạn đó.

Cực kỳ may mắn

Sống sót sau tai nạn bức xạ thảm khốc, người đàn ông sở hữu gương mặt nửa trẻ nửa già - Ảnh 2

Từ các phân tích của bác sĩ, chùm tia đã đi vào phía sau đầu của ông và thoát ra ngoài qua mũi. Nó đốt một lỗ xuyên qua não, phá hủy các mô và dây thần kinh và khiến một bên mặt ông bị tê liệt. Các cơ quan quan trọng như tủy xương, đường tiêu hóa lại không bị tổn thương. Thật đáng kinh ngạc khi điều duy nhất mà Anatoli mất đi chính là thính giác ở tai trái. Do tai nạn này, ông được nghỉ việc 18 tháng để phục hồi sức khỏe.

Trong thời gian hồi phục, Anatoli bắt đầu bị co giật thường xuyên hơn. Ông nghĩ rằng mình đang bị một khối u trong não do bức xạ. Tuy nhiên, mọi cuộc kiểm tra y tế đều đảm bảo không có rủi ro nào như vậy. Anatoli tiếp tục đến một phòng khám chuyên khoa ở Moscow ít nhất 4 lần một năm để thăm khám.

Sống sót sau tai nạn bức xạ thảm khốc, người đàn ông sở hữu gương mặt nửa trẻ nửa già - Ảnh 3

Sau 18 tháng hồi phục, Anatoli quay trở lại làm việc và lấy bằng tiến sĩ. Thậm chí, ông còn tổ chức thí nghiệm riêng của mình tại U-70 Proton Synchroton, nơi vụ tai nạn đã xảy ra. Do Chính sách của Liên Xô, câu chuyện này được giữ bí mật cho tới khi nhà nước này sụp đổ. Chính Anatoli đã đưa câu chuyện này ra ánh sáng.

Nhà vật lý này không chỉ sống sót sau sự cố mà còn sống rất thọ. Đặc biệt, nửa bên mặt bị chùm tia tác động đến của ông không hề thay đổi kể từ sau vụ tai nạn. Nửa còn lại vẫn gia đi theo thời gian. Chính vì thế mà ông còn được mệnh danh là người đàn ông có gương mặt âm dương.

>> Xem thêm: Ngày trên Trái đất đang dài ra một cách bí ẩn, các nhà khoa học đau đáu tìm câu trả lời

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news