Bất chấp sự phát triển hạn chế của khoa học và công nghệ, nền văn minh nhân loại vẫn không ngừng khám phá những không gian chưa được biết đến. Trong số đó, sao Hỏa, nơi có điều kiện môi trường giống trái đất nhất, cũng được liệt kê là địa điểm quan sát chính. Sự sống trên sao Hỏa là vấn đề quan trọng được các nhà khoa học ưu tiên hàng đầu trong quá trình nghiên cứu. Câu hỏi gây tò mò suốt nhiều thập kỷ qua là "Liệu có sự sống trên sao Hỏa hay không".
Ngày nay, các nhà khoa học đã xác nhận trên sao Hỏa không có dấu hiệu của sự sống. Tuy nhiên, Dirk Schulze-Makuch - Giáo sư thiên văn học tại Đại học Kỹ thuật Berlin (Đức) đã chỉ ra rằng, sự sống đã tồn tại trên sao Hỏa nhưng NASA đã vô tình phá hủy chúng.
NASA là Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Hoa Kỳ hay Cơ quan Hàng không và Không gian Hoa Kỳ (tên tiếng Anh là National Aeronautics and Space Administration).
Theo tờ The Mirror, chìa khóa chính dẫn đến việc sự sống trên sao Hỏa biến mất là do cuộc đổ bộ của tàu Viking do NASA phóng lên sao Hỏa vào năm 1976. Mục tiêu chính của sứ mệnh Viking là thực hiện đo đạc ngay trên bề mặt sao Hỏa. Điều này có thể đã vô tình giết chết các vi khuẩn sống trên các bề mặt sao Hỏa mà không ai hay biết. Tuy nhiên, các chuyên gia khoa học vẫn chưa thống nhất về việc liệu những tuyên bố mới này là một sự tưởng tượng xa vời hay là một lời giải thích hấp dẫn cho một số thí nghiệm khó hiểu trong quá khứ.
Dirk Schulze-Makuch, một nhà sinh vật học vũ trụ tại Đại học Kỹ thuật Berlin đã đề xuất một bài viết vào ngày 27/6 trên tờ Big Think cho biết, sau khi hạ cánh xuống hành tỉnh đỏ (tức sao Hỏa) vào năm 1976, hai tàu Viking 1 và 2 của NASA dùng máy móc tìm kiếm các hợp chất chứa carbon trong đất trên sao Hỏa, thử nghiệm xem liệu đất trên sao Hỏa có sự sống hay không.
Schulze-Makuch viết: "Nếu những mẫu vật sống này tồn tại thì các thí nghiệm do tàu đổ bộ thực hiện có thể đã giết chết chúng trước khi chúng được xác định là gì".
Dirk giải thích thêm rằng việc bơm nước "chứa chất dinh dưỡng" vào đất trên sao Hỏa sẽ khiến đất gián tiếp giết chết mọi sự sống khi có quá nhiều chất lỏng. Tuyên bố liên quan cũng được một số chuyên gia ghi nhận và lấy ra làm ví dụ cho thấy nó có liên quan đến Sao Hỏa: Atacama ở Nam Mỹ, nơi có mẫu đất tương tự như sao Hỏa, là nơi ẩn náu của các vi sinh vật dễ bị tiêu diệt bởi quá nhiều nước.
Ngoài ra, Dirk còn đưa ra giả thuyết rằng trong điều kiện bình thường, sau khi nước được bơm vào đất sao Hỏa, hydrogen peroxide trong môi trường sẽ phản ứng với các phân tử hữu cơ, từ đó hình thành một lượng lớn carbon dioxide. Ông cũng nói đây là "một gợi ý mà chắc chắn một số người sẽ thấy là khiêu khích”. Tuy nhiên, Dirk cũng nhận định rằng, những vi khuẩn tương tự vẫn sống trên Trái đất và theo giả thuyết có thể sống trên Hành tinh Đỏ, do đó chúng ta không nên quá chủ quan.
Nhiều người cho rằng, Dirk muốn lập luận cho rằng sự can thiệp quá thô bạo của NASA ở thế kỷ trước trên sao Hỏa đã vô tình khiến những sinh vật ngoài hành tinh bị giết chết. Đây cũng là lời cảnh báo cho các nhà khoa học hiện nay vì trên lý thuyết, những thí nghiệm của con người có thể gây ra những tổn hại cho chính chúng ta.
Tuy nhiên, một số nhà khoa học cho rằng những lập luận mà Dirk đưa ra đều là giả định và không có bằng chứng xác thực nào thuyết phục được dư luận. Cho dù quan điểm và lập luận của Dirk đưa ra có đúng hay không, con người vẫn có thể hy vọng vào việc trên sao Hỏa có sự tồn tại của những sinh vật ngoài hành tinh.