Tin mới

Tại sao nhiều người Trung Quốc mong chiến tranh?

Thứ sáu, 10/10/2014, 13:59 (GMT+7)

Bài viết của tác giả Julian Snelder đăng trên tạp chí Nationalinterest đã đưa ra lời lý giải cho câu hỏi tại sao nhiều người Trung Quốc lại luôn mong đợi chiến tranh.

Bài viết của tác giả Julian Snelder đăng trên tạp chí Nationalinterest đã đưa ra lời lý giải cho câu hỏi tại sao nhiều người Trung Quốc lại luôn mong đợi chiến tranh.

 

Năm 2010, tác giả bài viết đã giật mình khi một giáo sư âm nhạc cổ điển tại Bắc Kinh nói rằng: “Khi tôi nhìn vào những sinh viên của mình, tôi sợ chúng tôi đang hướng tới chiến tranh trong vòng 5 năm”.

“Chiến tranh với ai?”, tôi hỏi lại.

“Với bất cứ ai”.

Sinh viên của ông ấy không có vẻ giống “những người trẻ giận dữ” (fenqing). Hơn hết, họ đang học trong một nhạc viện chứ không phải một học viện quân sự. Rất nhiều người trong số họ có kết nối với nước ngoài. Nhưng họ cũng có tham vọng, có tình cảm, theo chủ nghĩa dân tộc mãnh liệt và đối với họ, chiến tranh – bất cứ là chiến tranh gì – cũng là một lời khẳng định đáng hài lòng cho quyền uy của đất nước họ.

Chiến tranh cũng giống như Thế vận hội Olympic nhưng với những vụ nổ thực sự chứ không phải là pháo hoa. Những đứa trẻ này thưởng thức các bộ phim tuyên truyền của PLA như Silent Contest giống như chúng đang mơ về ngôi trường danh tiếng Juilliard. Người bạn giáo sư của tác giả lo sợ rằng học sinh của ông không chỉ nghĩ về những thứ đó mà còn coi đó là khát vọng.

64% người Trung Quốc muốn đứng lên chống lại Nhật Bản

Một thông điệp tương tự từ một bài luận trên tờ The Economist thời gian gần đây. “Trung Quốc muốn gì?”, bài luận hỏi và kết luận Trung Quốc có thể sẽ chẳng nhận được gì mà họ đang tìm kiếm. Có thể hiểu là Trung Quốc muốn giàu có và quyền lực. Họ cũng muốn có được sự tôn trọng. Mà sự tôn trọng là tình yêu nhiều hơn sự sợ hãi. The Economist tự hỏi liệu nhà nước Trung Quốc, với sự kiểm soát nặng nề trong nước và la lối “chiến tranh lạnh, theo tà thuyết Manichean (sống vô luân)” sẽ đạt được mục tiêu này.

Người dân Trung Quốc muốn gì? Là những người yêu nước, họ muốn sự giàu có, quyền lực và sự tôn trọng đối với đất nước họ.

Họ cũng muốn ra nước ngoài. Trong số những người có khả năng thì có tới 64% muốn rời đi, một con số rất đặc biệt. Tuy nhiên, hầu hết người Trung Quốc lại theo chủ nghĩa dân tộc, có lẽ, Bắc Kinh đơn thuần là sự phản chiếu tâm tính người dân của mình.

Jessica Chen Weiss lập luận, chủ nghĩa dân tộc không mới. Điều duy nhất thay đổi đó là Chính phủ “bật đèn xanh hay đèn đỏ” cho việc công khai phản đối chủ nghĩa dân tộc. Hầu hết các báo động cho thấy trước rất rõ chiến tranh trong công chúng Trung Quốc. Và nhờ vào chuỗi những phim truyền hình về Thế chiến II kéo dài bất tận, chúng ta phần nào thấy được mục tiêu rõ ràng của Trung Quốc chính là Nhật Bản. Trong một cuộc khảo sát gần đây, chỉ ¼ người Trung Quốc không thấy trước tương lai cuộc xung đột quân sự với Nhật Bản.

 

Ở bên kia thế giới, tờ New York Times ngày 30/4/1894 lo ngại:

 

“Nhật Bản đang thở hổn hển cho một cuộc chiến. Nhật Bản đã chi rất nhiều tiền để tổ chức lại quân đội, thành lập một hạm đội và sẽ… sẵn sàng tận dụng bất kỳ cơ hội nào của bản thân để chứng minh giá trị của họ và cho thế giới ngưỡng mộ những gì họ có thể làm với giá trị đó. Đối với tất cả các đối thủ tiềm năng, Trung Quốc là lựa chọn được ưa thích nhất. Nhật Bản có cái nhìn đầy hận thù thần thánh pha lẫn khinh thường đối với đại lục”.

Nhưng ngày nay, mọi chuyện đã đảo ngược. Tập Cận Bình đã ra lệnh cho quân đội Trung Quốc sẵn sàng chiến đấu. Truyền thông nhà nước đã sử dụng những từ ngữ mạnh mẽ như “không thay đổi”, “không sợ hãi” và “không khoan nhượng”.  

Một học viện quốc phòng đã cảnh báo nhà nước chuẩn bị cho Chiến tranh thế giới III. Một tướng quân đội PLA đã chế giễu rằng chỉ cần 1/3 lực lượng của ông cũng đủ để “dạy một bài học” cho Nhật Bản. Không đáng ngạc nhiên khi 64% người Trung Quốc được hỏi nghĩ rằng “phải củng cố vị trí của chúng ta” là cách để giải quyết tranh chấp lãnh thổ.

Làm sao để giải thích mâu thuẫn rõ ràng giữa Chủ nghĩa dân tộc thù địch của Trung Quốc với kế hoạch toàn cầu hóa tuyệt vời của họ? Chiến tranh sẽ không thể tự nó trở thành mối đe dọa lớn nhất cho tham vọng của Bắc Kinh? Và tại sao những đất nước là kẻ thù đối với chủ nghĩa dân tộc Trung Quốc lại thu hút hết tài năng và sự giàu có của họ? Có rất nhiều cách giải thích. Tất nhiên, người ta di cư vì nhiều lý do, vì thực tế và vì cá nhân. Có lẽ, Trung Quốc sẽ áp dụng hoặc là hòa bình, hoặc là chiến tranh và mở rộng tầm ảnh hưởng của mình một cách đầy tự tin.

Con số 64% người muốn di cư có lẽ không giống với 64% người muốn đứng lên chống lại Nhật Bản. Có lẽ con số ủng hộ chiến tranh thực sự đang tăng lên và Trung Quốc đang bỏ phiếu bằng bước đi của họ.

Bảo Linh/Người đưa tin (tin tức Nationalinterest)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news

Sự trỗi dậy của Trung Quốc: Lý thuyết khác xa thực tế

Các nhà lãnh đạo Trung Quốc luôn kiên định thể hiện cam kết "mô hình quan hệ nước lớn" dựa trên 3 trụ cột là không đối đầu, tôn trọng lẫn nhau và hợp tác đôi bên cùng có lợi. Tuy nhiên, 5 năm qua, cam kết đầu tiên - không đối đầu - dường như đã biến mất khi Trung Quốc tham gia vào những cuộc tranh cãi khác nhau và xung đột với các nước láng giềng.