Tin mới

Thái Bình Thiên Quốc và sự thật về cái chết hàng trăm triệu người (P1)

Thứ bảy, 21/11/2015, 10:07 (GMT+7)

Trong thời kì Thái Bình Thiên Quốc, rốt cuộc đã giết hại bao nhiêu người, đến nay vẫn là một bí ẩn. Chiến tranh Thái Bình Thiên Quốc không chỉ là biến động trong lịch sử Trung Quốc, đây cũng là chiến tranh tàn khốc nhất trên thế giới.

Trong thời kì Thái Bình Thiên Quốc, rốt cuộc đã giết hại bao nhiêu người, đến nay vẫn là một bí ẩn. Chiến tranh Thái Bình Thiên Quốc không chỉ là biến động trong lịch sử Trung Quốc, đây cũng là chiến tranh tàn khốc nhất trên thế giới.

 

Nhà sử học về dân số Trung Quốc ngày ấy đã tiến hành ước tính trên cơ sở số liệu lịch sử và hình thành hai ý kiến. Thứ nhất, dựa vào số liệu thống kê dân số của “Sổ ghi chép hộ khẩu” trước và sau thời kì Thái Bình Thiên Quốc, ông cho rằng thuế nhân khẩu của Trung Quốc giảm 40% từ năm 1851 đến năm 1864, tổn thất lên đến 160 triệu người.Ý kiến thứ hai nghiên cứu và so sánh dân số trước thời kì chiến tranh và dân số vào năm 1911. Theo số liệu này, ý kiến thứ hai cho thấy, tổn thất về người mà thời kì Thái Bình Thiên Quốc đem đến cho Trung Quốc ít nhất trên 100 triệu người, số người chết trực tiếp do chiến tranh lên đến 70 triệu người.

Ngày 11/1/1851, Hồng Tú Toàn-một nông dân 37 tuổi quê Quảng Đông đã nổi dậy tại thôn Kim Điền Quảng Tây, tự xưng Thiên vương, hiệu “Thái Bình Thiên Quôc”. Hai năm sau đó, ông chiếm đóng Nam Kinh. Đến năm 1864, ông đã uống thuốc độc tự sát trước khi thành Nam Kinh bị chiếm lại, chấm dứt gần 14 năm cai trị.

Hồng Tú Toàn. Nguồn: Internet

Hơn một trăm năm nay, đặc biệt trong nửa thế kỷ đến nay, Hồng Tú Toàn vẫn là một huyền thoại trong lịch sử Trung Quốc. Đến tháng 6/2000, sau khi cuốn “chuyện Thái Bình Thiên Quốc” của Phan Húc Mẫn xuất bản, huyền thoại này của Trung Quốc mới dần được hé lộ. Trên thực tế, chiến tranh thời Thái Bình Thiên Quốc  chính là thảm kịch lớn theo đúng ý nghĩa của nó. Cuộc chiến tranh này kéo dài, qui mô lớn, tổn thất nặng nề, ảnh hưởng kéo dài. Đây được coi là cuộc chiến tranh chưa từng có tiền lệ trong lịch sử Trung Quốc. Tổn thất về người và tính tàn khốc cũng như sự sát thương mà cuộc chiến tranh này cũng chưa từng có trong lịch sử thế giới.

Cho dù là những thiệt hại do vũ khí hiện đại nói chung hay bom nguyên tử nói riêng, hay thế chiến thứ hai cũng khó có thể trở thành đối thủ của cuộc chiến này. Sau bao nhiêu năm cơn bão ấy đi qua, Trung Quốc vẫn tràn đầy đau thương, đổ nát.

Năm 1866, Tôn Trung Sơn ra đời, chỉ cách hai năm sau thời kì Thái Bình Thiên Quốc thất bại, không hề biết đến hậu quả của cuộc chiến. Quê hương ông (Hương Sơn-Quảng Đông) cũng không cách quá xa quê của Hồng Tú Toàn. Ngày bé được nghe kể chuyện về Hồng Tú Toàn, trong tâm hồn thơ bé của ông đã có những suy nghĩ phản Thanh cũng không có gì là lạ.

Năm 1874, mười năm sau cái cái chết của Hồng Tú Toàn, Hoàng Hưng- tham mưu trưởng đầu tiên của quân đội cách mạng Trung Hoa Dân Quốc cũng đã từng chia sẻ sự ảnh hưởng của Thái Bình Thiên Quốc đối với bản thân. Ông cho biết: “Mục đích cách mạng của tôi bắt đầu từ ngày bé sau khi đọc những câu chuyện về Thái Bình Thiên Quốc. Nhưng sau khi đọc được Thái Bình Thiên Quốc nổi dậy tại Kim Điền, huynh đệ ban đầu đều biết cách giúp đỡ lẫn nhau, cùng nhau mở rộng lãnh thổ, tăng cường quyền lực. Không may sau đó, vì mỗi người đều có tư tâm của riêng mình mà tranh đoạt quyền lực, tàn sát lẫn nhau, chuyển thắng thành bại. Khi đọc đến đây, tôi đã vô cùng tức giận, không nén nổi thở dài”

Thời trẻ của các nhà lãnh đạo Trung Hoa dân quốc đều không cách xa so với thời Thái Bình Thiên Quốc và câu chuyện dương cờ nổi dậy chống Thanh của Hồng Tú Toàn trở thành cái gương lớn cho hai vị lãnh đạo này. Nhưng ảnh hưởng của Hồng Tú Toàn với hai người này chỉ dừng lại trên vấn đề phản Thanh. Hơn một thế kỷ đã qua, sự thật của lịch sử đang dần dần được hé lộ. Sau vài chục năm suy nghĩ của Phan Húc Mẫn, cuối cùng chúng ta có thể vén tấm màn để quay trở về với lịch sử thật sự. Ông giúp chúng ta thấy được những xấu xa, bạo tàn, sự dã man vô liêm sỉ hay những sự mê tín dị đoan vốn được che đậy bởi những tấm màn kỳ bí.

Trước khi nổi dậy, Hồng Tú Toàn đã có một khoảng thời gian chuẩn bị tương đối dài. Tháng 5/1844, ông và Phùng Vân Sơn đã đến Quảng Tây tuyên truyền về đạo “bái Thượng đế” của mình. Nhưng chỉ sau vài tháng ông đã từ bỏ vì quá trình kéo dài và cuộc sống quá gian khổ. Sau khi biết tin Phùng Vân Sơn bị bắt, ông mượn cớ cứu người để trốn khỏi Quảng Tây. Sau khi nghe được tin Phùng Vân Sơn được cứu ra ngoài, năm 1894 Hồng Tú Toàn mới dám quay về Tử Kinh Sơn. Trên đây là Hồng Tú Toàn trước những năm 1851. Nếu luôn coi Hồng Tú Toàn như một nhân vật thần bí trong dân gian như vậy, có lẽ những chuyện dưới đây sẽ không xảy ra.

Năm 1851, vài ngày sau khi Hồng Tú Toàn phất cờ nổi dậy tại thôn Kim Điền vẫn chưa thể chiếm được một tỉnh nào, nhưng thế lực còn yếu kém, không thể chờ được đành tự xưng “Thiên Vương”. Vừa đánh vào Vĩnh An-một huyện nhỏ thuộc Tam Minh-Trung Quốc, khi bị quân địch vây bắt, ông đã tự xưng vương rồi hạ lệnh chia chiến lợi phẩm. Sau này, mỗi khi chiếm được một khu nào đó, những nam thanh niên chưa kịp trốn đi sẽ bị ép tham gia vào quân đội, nếu chống cự sẽ bị chặt đầu. Các hình phạt cũng rất tàn bạo, ngoài chặt đầu còn có ngũ mã phanh thây, kinh dị nhất còn có “đốt người”. Vậy nên trước khi tiến vào Nam Kinh, vài chục nghìn người trước đó đã lên tới vài trăm nghìn người. Khi đánh chiếm cố đô 6 triều đại-Nam Kinh, Hồng Tú Toàn và quân lính của ông vô cùng sung sướng. Nơi đây đất đai rộng lớn, vừa có thể biến Nam Kinh thành đại bản doanh của quân đội. Nam nữ phân thành hai doanh trại cách xa nhau, vợ chồng cũng không thể chung sống. Chế độ phân tách nam nữ này được Hồng Tú Toàn thực hiện trong hai năm. Quân lính không được có tài sản cá nhân, bãi bỏ việc kinh doanh trước đó, thực hiện hình thức mọi người cùng làm cùng hưởng thụ. Nói đây là “thiên đường”, nhưng thực chất chính là “mộ”, nói rằng đây là thiên quốc của nhân gian, kỳ thực chính là “địa ngục trần gian”.

Binh đao loạn lạc trong chiến tranh thời kì Thái Bình Thiên Quốc. Nguồn: Internet

Khi chưa chính thức công khai tạo phản, Hồng Tú Toàn đã có hơn mười thê thiếp. Khi bị bao vây tại Vĩnh An, con số này đã tăng lên đến 36 người. Sau khi chiếm được Nam Kinh, mỹ nữ trong cung điện tráng lệ nguy nga của vị Thiên Vương này nhiều vô cùng. Theo lời kể của con trai Hồng Tú Toàn-Hồng Từ Trung, thê thiếp trong cung có đến 88 người (cũng có khi nói 108 người), với hàng nghìn cung nữ cùng ông ta hưởng lạc mỗi đêm. Vì vậy, Hồng Tú Toàn khó có thể nhớ tên các bà vợ mà chỉ có thể gọi theo số, ví dụ như bà số 30, số 81… Từ đó, Hồng Tú Toàn hiếm khi xuất cung (vì vậy mới dần mất đi quyền lực). Tính đến trước  năm 1864(gần 14 năm), ông ta chỉ rời Vương phủ vài lần. Các ông vua thời đại khác khó có thể sánh với Hồng Tú Toàn về mực độ phóng đãng. Đây rốt cục là “Thiên quốc” của ai, có vẻ những dẫn chứng trên đã chỉ ra quá rõ rồi sao?

Năm 1853, Hồng Tú Toàn tiến đánh Nam Kinh, có lẽ chỉ xếp sau thảm sát Nam Kinh của người Nhật năm 1938. Bất kể quan chức thời Mãn Thanh, dân tộc Mãn, thành phần trí thức, tăng ni phật tử, thương nhân, bất kể già trẻ trai gái đều chém đầu không tha. Nhiều người không chấp nhận bị chém liền tự sát tại nhà. Toàn bộ Nam Kinh chìm trong bể máu. Những văn vật, di tích của cố đô này đều bị phá hủy nghiêm trọng. Hàng trăm nhà triết học, các sách về lịch sử đều bị cấm và đốt hết, tính ra có thể coi là là triệt để hơn Tần Thủy Hoàng. Đây không chỉ là sự tàn sát sinh mạng con người, đây còn là sự hủy diệt văn hóa văn minh loài người.

Cuộc thảm sát xảy ra năm 1856 được gọi là “nội chiến Dương Tú Thanh-Vi Xương Huy”, nhưng kỳ thực đây là “nội chiến Hồng Tú Toàn- Dương Tú Thanh”. Cuộc thảm sát đẫm máu ảnh hưởng sâu sắc đến vận mệnh của “Thái Bình Thiên Quốc” này bắt nguồn từ việc Đông Vương Dương Tú Thanh ép Hồng Tú Toàn kính “vạn tuế” với hai cha con ông ta. Hồng Tú Toàn đã ra  lệnh quân đi trong đêm, biến Đông Vương phủ thành bể máu, giết chết 20 nghìn thuộc hạ thân thích của Dương Tú Thanh, nhuộm đỏ nước sông Tần Hoài.

Dực Vương Thạch Đạt Khai được coi là thủ hạ có tầm nhìn xa, tài giỏi nhất, là đối thủ lợi hại nhất được Tăng Quốc Phiên công nhận. Thạch Đạt Khai về kinh, cáo buộc Vi Xương Huy giết người tàn bạo. Vi Xương Huy “theo mật lệnh, ám hiệu của Hồng Tú Toàn” đã truy sát Thạch Đạt Khai trong đêm, Thạch Đạt Khai may mắn thoát chết, nhưng già trẻ trong nhà đều bị giết hết. Thạch Đạt Khai đến hỏi tội, Hồng Tú Toàn lập tức hạ lệnh giết Vi Xương Huy cùng hai trăm người thân tín với Vi. Từ đó, “Thái Bình Thiên Quốc” dần dần suy yếu, tiến dần đến bước đường diệt vong.

Tháng 12/1863, khi đối diện với sự diệt vong, Hồng Tú Toàn thẳng thừng bác bỏ yêu cầu “đừng để thành phố ra đi” của Lý Tú Thành, chết cũng không muốn rời xa “thiên đường nhỏ”, cung an lạc của mình. Khi Nam Kinh bị bao vây tứ phía, trong thành cạn kiệt lương thực, ông kêu gọi quân lính lấy “cỏ” làm thực phẩm. Trước khi thành bị phá vỡ, ông ta đã uống thuốc tự tử trong tuyệt vọng, không cùng sinh cùng tử với “Thái Bình Thiên Quốc”. Sau khi chiếm được thành, thành phố hai ba trăm nghìn người trước đó chỉ còn lại vài chục nghìn, dường như nơi đây đã trở thành một tòa thành hoang.

Có một cuốn sách có tựa đề “70 năm thời vãn Thanh”, trong đó thời ki Thái Bình Thiên Quốc có lời mở đầu đầy bi thương. Trong sách có nói: “Trong thời kì vãn Thanh, thời kì của việc thay đổi các triều đại đã tới. Bộ máy của giai cấp thống trị đã vô cùng thối nát, xã hội trăm nghìn loại tội ác. Hồng Tú Toàn của Quảng Đông là một kiểu người điển hình của “Tam gia thôn”, thất bại trên lĩnh vực khoa học. Vì vậy, ông ta lấy danh nghĩa thuyết “Bái Thượng đế” để tập hợp quần chúng Quảng  Tây nổi dậy, xây dựng một “tiểu thiên đường” trong mộng tưởng. Một nhóm tín đồ cuồng tín bị ép lên Lương Sơn, lấy lòng tin tín ngưỡng làm sức mạnh chính trị, cuối cùng dẫn đến thảm kịch “Thái Bình Thiên Quốc” làm vô số người chết. Sách sử dụng “Người chết vô số” để miêu tả về đại bi kịch này, nhưng cũng không nói có bao nhiêu người chết.

Khu vực Tô Nam cách đó 20, 30 dặm không thấy một bóng người, có những nơi dân số chỉ còn khoảng 1/5.

Tỉnh Chiết Giang trở thành một mảng màu u tối, chết đói đầy đường, phần lớn nhân dân đều không còn gì ăn.

Tỉnh An Huy, phía Nam “đất không trồng trọt, thôn không khói bếp, lấy thịt người làm thức ăn”, phía Bắc “cả ngày chẳng thấy bóng một người”

Tỉnh Giang Tây, hàng trăm dặm không thấy tiếng chó gà kêu, chỉ thấy dân đói chết đầy đường”.

Trong tấn thảm kịch này, rốt cục có bao nhiêu người chết hiện vẫn còn là một ẩn số. Năm 1883, một giáo sĩ truyền đạo Mỹ cho rằng: chiến tranh thời kì Thái Bình Thiên Quốc đã khiến 50 triệu người Trung Quốc mất mạng. Nhưng theo đại sứ Mỹ trú tại Trung Quốc thời đó, ông William W. Rockhill đã ước tính con số tổn thất về người của thời kì Thái Bình Thiên Quốc chỉ khoảng 20 triệu người. Đây chỉ là những ước tính của người nước ngoài ở Trung Quốc vào thời điểm đó, hoàn toàn không có những căn cứ chính xác.

Trên cơ sở những số liệu trong sử sách ghi lại, một nhà sử học về dân số Trung Quốc đã tiến hành ước tính và hình thành 2 ý kiến. Thứ nhất, dựa vào số liệu thống kê dân số của “Sổ ghi chép hộ khẩu” trước và sau thời kì Thái Bình Thiên Quốc, ông cho rằng thuế nhân khẩu của Trung Quốc giảm 40% từ năm 1851 đến năm 1864, có thể tính tổn thất về người lên đến 160 triệu người.Ý kiến thứ hai nghiên cứu và so sánh dân số trước thời kì chiến tranh và dân số vào năm 1911, và cho rằng chiến tranh thời kì Thái Bình Thiên Quốc nếu chỉ xét tổn thất tại 5 tỉnh trực tiếp chịu ảnh hưởng là An Huy, Giang Tô, Chiết Giang, Giang Tây, Hồ Bắc thì con số cũng đã lên đến 54 triệu người. Nếu xét thêm tổn thất về người tại các chiến trường khác của cuộc chiến tranh này tại các tỉnh Hồ Nam, Quảng Tây, Phúc Kiến và Tứ Xuyên, ít nhất hơn 100 triệu người đã mất mạng trong cuộc chiến tranh.

Bất kể là theo giả thuyết nào, chiến tranh Thái Bình Thiên Quốc không chỉ là biến động trong lịch sử Trung Quốc, đây cũng là chiến tranh tàn khốc nhất trên thế giới, vì số người chết trong chiến tranh thế giới thứ hai chỉ lên đến 50 triệu người.

Có thể nói, Hồng Tú Toàn và Thái Bình Thiên Quốc tuyệt đối không phải văn minh tiến bộ. Đây hoàn toàn chỉ là những sự thiếu hiểu biết, cuồng tín và man rợ, khác xa với ý muốn “tìm kiếm chân lý từ phương Tây”. Ông ta chỉ mượn những lời nói lừa thần dối quỉ của Kito giáo để kích động, lừa gạt những người dân nghèo khổ đứng dậy làm phản cùng ông ta. Theo các nhà sử học cho biết, cái được gọi là “chế độ Thiên triều nhân dân” trên cơ bản chưa bao giờ được thực hiện. Những khẩu hiệu như “Thiên hạ một nhà, cùng hưởng thái bình” hay “không ai không có nhà ở, không ai phải lo nghĩ chuyện ăn no mặc ấm” chỉ đơn thuần là những lời nói hoa mỹ để lừa người. Nói trắng ra, Tông giáo trong lòng của Hồng Tú Toàn nhiều nhất chỉ là công cụ để tạo phản và khống chế nhân dân. Ông ta trên cơ bản không hề tôn thờ Tông giáo, cái được coi là “Thiên Quốc”, thực chất là “Thiên Quốc” của mình ông ta mà thôi. Ngày 22/4/1859, Hồng Nhân Sâm đã đến Nam Kinh và cũng có những hiểu biết thật sự về văn minh văn hóa phương Tây. Nhưng một người cuồng tín, ích kỉ, hẹp hòi, ngu ngốc và phóng đãng như Hồng Tú Toàn làm sao có thể thực hiện được “Tư chính tân bản” của ông ta? Huống hồ, khi đó cách sự diệt vong năm 1864 không còn quá xa.

Nghiêm Thu (Duowei)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news