Tin mới

Thăng trầm với các thủ lĩnh quốc phòng Triều Tiên

Thứ tư, 13/05/2015, 19:27 (GMT+7)

Kể từ khi nắm quyền lãnh đạo tối cao Triều Tiên hồi cuối năm 2011, ông Kim Jong-un thường xuyên thay thế các lãnh đạo quân sự hàng đầu của nước này.

Kể từ khi nắm quyền lãnh đạo tối cao Triều Tiên hồi cuối năm 2011, ông Kim Jong-un thường xuyên thay thế các lãnh đạo quân sự hàng đầu của nước này.

Tình báo Hàn Quốc đưa tin Bộ trưởng Quốc phòng Triều Tiên Hyon Yong-chol đã bị xử bắn vì bất kính với nhà lãnh đạo Kim Jong-un

Bắt đầu từ việc cách chức Tổng tham mưu trưởng quân đội Triều Tiên vào tháng 7/2012, Triều Tiên liên tục thay đổi những thủ lĩnh quốc phòng.

Vụ việc đáng chú ý nhất là một người được coi là quyền lực thứ hai của đất nước, đồng thời là chú của Chủ tịch Kim Jong-un bị xử tử.

Ông bị bắt giữ vào khai trừ khỏi đảng vào tháng 12/2013 vì tội mưu phản và ngay lập tức bị xử tử. Động thái này được xem là biểu thị  uy quyền của nhà lãnh đạo trẻ.

Gần đây nhất, Cơ quan Tình báo Quốc gia Hàn Quốc (NIS) ngày 13/5 cho biết, Bộ trưởng Quốc phòng Triều Tiên Hyon Yong-hol có thể đã bị thanh trừng vì tội bội tín và thiếu tôn trọng nhà lãnh đạo Kim Jong-un.

Hyon Yong-chol được cho là bị xử tử khiến các chuyên gia ngạc nhiên nhưng nhìn vào lịch sử những người từng nắm giữ vị trí này, thời gian mà ông nắm giữ cũng không dài.

 

Bối cảnh là có rất nhiều người thay đổi trong chức vụ lãnh đạo quân đội cấp cao của Triều Tiên. Ví dụ, tư lệnh các hoạt động quân sự, vị trí kiểm soát mọi lực lượng quân đội chính quy và liên quan đến các lực lượng đặc biệt đã bị thay đổi 6 lần kể từ khi ông Kim Jong Un nắm quyền.

Tốc độ thay đổi các bộ trưởng quốc phòng ở Triều Tiên là cao

Dưới đây là timeline về những thay đổi nổi bật trong chức vụ lãnh đạo của Bộ quốc phòng Triều Tiên:

Năm 2009: Ri Yong-ho trở thành Tổng tham mưu trưởng của quân đội 1,2 triệu người tại Triều Tiên.

Tháng 7/2012: Hyon Yong-chol, một vị tướng ít tên tuổi trở thành Tổng tham mưu trưởng của quân đội Triều Tiên.

 

Ri Yong-ho, Tổng tham mưu trưởng quân đội Triều Tiên mất chức, người từng được coi là một trong số những phụ tá thân cận của Kim Jong-un với lý do sức khỏe nhưng bị nghi ngờ là bị thanh trừng.

 

Đây là thay đổi nhân sự cấp cao đầu tiên của quân đội Triều Tiên, sau khi nguyên Tổng tham mưu trưởng Ri Yong-ho rút lui khỏi mọi chức vụ trong đảng cầm quyền và quân đội.

Tháng 11/2012: Tướng Kim Kyok-sik được bổ nhiệm chức Bộ trưởng Quốc phòng đến tháng 4/2013.

 

Phó Nguyên soái Kim Jong-gak bị mất chức, 7 tháng sau khi đảm nhận vị trí này. Hiện ông là hiệu trưởng một trường ĐH quân sự.

 

Kyok-sik là một vị tướng hiếu chiến và được cho là người chỉ huy vụ đánh chìm tàu chiến Cheonan của Hàn Quốc, cũng như vụ tấn công bằng pháo lên đảo Yeonpyeong của Hàn Quốc vào năm 2010.

Tháng 5/2013: Ông Jang Jong-nam giữ chức Bộ trưởng Quốc phòng trong hơn một năm.

Tháng 12/2013: Hành quyết Jang Song-thaek, chú Kim Jong-un

Tháng 6/2014: Tướng Hyon Yong-chol thay ông Jang Jong-nam làm bộ trưởng Quốc phòng Triều Tiên.

Tháng 9/2014: Ông Hwang Pyong-so, cục trưởng Cục Chính trị của quân đội Triều Tiên được bổ nhiệm làm phó chủ tịch Ủy ban Quốc phòng Quốc gia (NDC).

Ngày 30/4/2015: Bộ trưởng Quốc phòng Triều Tiên Tướng Hyon Yong-chol đã bị xử tử, theo tình báo Hàn Quốc cho biết.

Bốn năm, bốn bộ trưởng quốc phòng

 Hyon Yong-chol trở thành tướng quân đội Triều Tiên vào năm 2012 sau một cuộc thanh trừng chính trị

Trong bốn năm, vị trí bộ trưởng quốc phòng được nắm giữ bởi bốn ngừoi. Ông Hyon là người duy nhất được cho là bị thanh trừng một cách tàn bạo.

 

 

 

Các chuyên gia cho báo BBC biết, việc cải tổ nhân sự trong chính quyền không phải là hiếm ở Triều Tiên, trong khi việc xử tử một quan chức thân cận với ông Kim như ông Hyon khiến người ta ngạc nhiên và lo ngại về tình trạng ổn định của đất nước này.

Ông Hyon Yong-chol là phó nguyên soái của Quân đội Nhân dân Triều Tiên vào tháng 7/2012 sau đó bị giáng chức xuống làm một tướng 4 sau vào năm sau, theo Bộ Liên hiệp Hàn Quốc. Trưởng ban tình báo của Quốc hội Hàn Quốc cho hay, ông Hyon là vị tướng quân đội thứ 2 sau Hwang Pyong So, quan chức chính trị hàng đầu trong Quân đội Nhân dân Triều Tiên.

 

Ông Hyon được cho là trở thành một vị tướng vào năm 2010, mặc dù vậy, ít người biết đến ông.

 

Ông phục vụ trong hội đồng tang lễ cho cựu lãnh đạo Kim Jong Il vào tháng 12/2011, cho thấy ảnh hưởng tăng lên của ông.

 

Theo NK News, lần cuối ông xuất hiện trước truyền thông là một ngày trước ngày ông bị cho bị tử hình. Vào tháng trước, ông đại diện cho Triều Tiên đến Moscow tại một hội nghị an ninh khu vực.

Jang Song-thaek, chú của nhà lãnh đạo là một quan chưc cấp cao bị xử tử dưới thời ông Kim Jong Un

Vào tháng trước, những tin tức tình báo cho biết, Triều Tiên đã xử tử 15 quan chức cấp cao vì thách thức quyền lực của ông Kim Jong Un.

Nhiều chuyên gia cho rằng việc thay đổi các quan chức quyền lực cho thấy uy quyền của nhà lãnh đạo trẻ hay ông muốn khẳng định khả năng của mình.

Việc thanh trừng mới nhất có thể biểu thị cho sức mạnh và quyền lực. Nó cho thấy việc ra quyết định nhanh chóng và là dấu hiệu cho thấy vị lãnh đạo cảm thấy không an toàn.

Yang Moo-jin, một giáo sư về Triều Tiên của một đại học ở Hàn Quốc cho biết: "Kim (Jong-un) đang tăng cường sự kiểm soát đối với quân đội bằng cách thay thế những tướng lĩnh quân đội cấp cao bằng những người trung thành với ông ta.”

Koh Yu-hwan, chuyên gia về Triều Tiên tại Đại học Dongguk ở Seoul nói rằng ông Kim Jong Un dường như muốn dùng những lần thanh trừng để kiểm soát những vị tướng quân đội lão làng khi họ có thể đe dọa đến quyền lực của ông. Ông Koh nói rằng, tuy nhiên, điều này sẽ có hạn chế nếu vị lãnh đạo không thể tạo ra những đột phá để giải quyết tình trạng nghèo nàn của nền kinh tế đất nước này.

Theo Chi MK/Tham khảo BBC, Fox News...

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news

Sự trỗi dậy của Trung Quốc: Lý thuyết khác xa thực tế

Các nhà lãnh đạo Trung Quốc luôn kiên định thể hiện cam kết "mô hình quan hệ nước lớn" dựa trên 3 trụ cột là không đối đầu, tôn trọng lẫn nhau và hợp tác đôi bên cùng có lợi. Tuy nhiên, 5 năm qua, cam kết đầu tiên - không đối đầu - dường như đã biến mất khi Trung Quốc tham gia vào những cuộc tranh cãi khác nhau và xung đột với các nước láng giềng.