Tin mới

Giàn khoan 981 - nước cờ "chiếu tướng" Mỹ của Trung Quốc

Thứ hai, 19/05/2014, 12:05 (GMT+7)

(Tinmoi.vn) Hãng thông tấn UPI vừa đăng tải một\nbài viết phân tích kỹ lưỡng những nguyên nhân khiến Trung Quốc thay đổi chiến\nlược giàn khoan toàn cầu ở biển Đông.Giàn khoan 981 - "cỗ máy ngốn tiền" và mục đích thực sự của Trung QuốcTrung Quốc trắng trợn "bóp méo" sự thật về Biển Đông tại họp báoVì sao Trung Quốc dám ngang ngược trên Biển Đông? 

(Tinmoi.vn) Hãng thông tấn UPI vừa đăng tải một bài viết phân tích kỹ lưỡng những nguyên nhân khiến Trung Quốc thay đổi chiến lược giàn khoan toàn cầu ở biển Đông. Sau đây chúng tôi xin được trích đăng bài viết trên Upi:

Sự hiện diện của giàn khoan dầu 981 ngoài khơi bờ biển Việt Nam vào đầu tháng 5 đã trở thành một leo thang căng thẳng nghiêm trọng tại biển Đông. Trong khi rất nhiều ý kiến ở Washington nhận thấy thái độ ngạo mạn, hấp tấp của Bắc Kinh thì với Trung Quốc, sự khiêu khích này bắt nguồn từ những ý đồ có tính chiến lược.

Điều gì đã xảy ra?

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang (phải) đi bên cạnh Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Bắc Kinh, ngày 19/6/2013.

Bắc Kinh khẳng định, biển Đông và tất cả nguồn tài nguyên của nó thuộc về Trung Quốc. Trung Quốc cũng vừa khuếch trương tuyên bố chủ quyền đường 9 đoạn phân tách lãnh thổ của họ và điều các tàu cá, tàu hải giám, và tàu hải quân đến khu vực này.

Trong khi vùng đặc quyền kinh tế kéo dài 200 dặm kể từ bờ biển ở biển Đông được Việt Nam tuyên bố chủ quyền, gọi là EEZ. Cả Việt Nam và Philippines đều kịch liệt phản đối những động thái của Trung Quốc. Các nước Indonesia, Brunei, và Malaysia cũng cùng một thái độ, dù cho có phần dè dặt hơn.

Ý nghĩa của tất cả những điều này là gì?

Đầu tiên, theo quan điểm chiến lược toàn cầu, Bắc Kinh đang hành động trong giai đoạn "hòa hợp" với Nga. Hai quốc gia này đang cho thấy một liên minh có tính chiến lược trong ba năm vừa qua, tuy nhiên, nó cũng có thể mang một ý nghĩa mờ nhạt hơn là chống lại ảnh hưởng của Mỹ.

Khi tin Nga sáp nhập Crimea với phương Tây như “sét đánh ngang tai”, Trung Quốc cũng đang làm những điều tương tự ở phía Đông. Đó chính là chuyển động càng cua toàn cầu sử dụng chiến lược chiến tranh bất đối xứng đã được che đậy và tính toán để sử dụng vũ lực tối thiểu một cách vô cùng tinh vi trong trường hợp này.

Chiến lược hay ở chỗ nó không đủ kích động khiến Mỹ phải sử dụng quân đội, nhưng đủ để Trung Quốc và Nga dần đạt được các mục tiêu của mình. Hành động này một phần được "kích thích" bởi chính quyền Obama tự "phế" đi khả năng cùng lúc tiến hành 2 cuộc chiến tranh lớn. Trung Quốc và Nga đang phân tán sự chú ý và các nguồn lực của Mỹ.  Theo “36 kế” kinh điển, Trung Quốc gọi chiến lược này là “Nước đục thả câu”.

Thứ hai, Trung Quốc nhận định sức mạnh toàn cầu Mỹ trong chiến lược rút lui nhanh chóng. Trung Quốc thấy được những thất bại trong an ninh quốc tế của Mỹ như ở Iraq (rút lui quá sớm), Afghnistan (tốn quá nhiều tiền), Libya (thất bại trong khẩu hiệu: “điều khiển từ phía sau”) và Yemen (al Qaeda có căn cứ mới mặc dù Mỹ tiến hành rất nhiều cuộc không kích máy bay không người lái).

Bắc Kinh cho rằng Washington sẽ không thể giải mã được "người bạn-thù" Pakistan- nhìn thì có vẻ thân thiết với Mỹ song lại là gần như lại là một đồng minh với Bắc Kinh. Dường như những cam kết mà ông Obama “quảng cáo” với Trung Đông trong cuộc diễn thuyết ở Cairo năm 2009 đã thất bại bởi các cuộc khủng bố Hồi giáo Jihadist gia tăng và các chiến dịch Mùa Xuân Hồi giáo trở nên mục ruỗng.

Vậy là đến màn của biển Đông. Người Trung Quốc gọi chiến lược này là “cách bờ xem lửa”, tức là khiến cho đối thủ tự tiêu hao lực lượng quân sự của họ, sau đó mới đến nước đi của mình.

Thứ ba, về chiến lược trong khu vực, trong khi Trung Quốc cho rằng Mỹ đang suy yếu, thì họ vẫn thấp thỏm bởi chuyến công du châu Á của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel - khi ông nêu những cam kết quốc phòng và trợ giúp an ninh cho những khu vực quan trọng của trục châu Á, bao gồm tăng cường tập trận quân sự với các đồng minh ở Đông Nam Á như cuộc tập trận Balikatan (Vai kề Vai) ở  Philippines bắt đầu vào ngày 5/5.

Như thế, hành động khiêu khích của TQ, trên thực tế, là phép thử vô hiệu hóa "cú đấm xoay" tổng lực truyền thống của Mỹ để bảo vệ khu vực cam kết bằng một cú đấm trực diện của "chiến tranh bất đối xứng" (theo đó sẽ phá huy vệ tinh, trung tâm xử lý... của Mỹ trong trường hợp xay ra chiến tranh giữa với Mỹ) của Trung Quốc. Nếu hành động nhanh gọn, Trung Quốc tin sẽ khó để Mỹ giúp được các đồng minh của họ sau này.

Trung Quốc đang áp dụng chiến thuật gì ở biển Đông? Ảnh: Internet

Thứ tư, Trung Quốc đang e ngại sức mạnh của Việt Nam. Nền kinh tế Việt Nam đang phát triển. Hà Nội đang xây dựng lực lượng quân đội và hải quân để bảo vệ đường huyết mạch – biển Đông - bằng ‘kho báu’ tàu hải quân, ngành ngư nghiệp, và ngành năng lượng. Hà Nội cũng nhận thức được an ninh  toàn quốc gia rất dễ bị xâm nhập và chống phá từ cửa biển.

Vậy, nguồn gốc của bất ổn tại biển Đông bắt nguồn từ đâu? Dường như, diễn biến ngày càng xấu hơn, khi không bên nào chịu lùi bước. Trung Quốc đang tiến hành những động thái tương tự những tuyên bố về hàng hải như với Nhật Bản. Trừ phi những cái đầu đang kích động ở Bắc Kinh giảm bớt nhiệt, chứ không thì tình trạng rối loạn có thể dẫn tới một sai lầm kinh hoàng.

“Con giun xéo lắm cũng quằn”, Việt Nam giận dữ hơn Bắc Kinh tưởng tưởng. Một ASEAN liên minh lỏng lẻo đang bị buộc phải phối hợp với nhau trước những động thái của Trung Quốc nếu muốn đối diện với mục tiêu cuối cùng. Nhật Bản đang đẩy mạnh trở lại và hiện đại hóa quân sự. Mỹ không quá suy yếu đến mức Hải quân Quốc gia và Hạm đội Thái Bình Dương không thể hành động.

Trung Quốc dường như đang bị “mờ mắt” bởi ý nghĩ “Trung Quốc đang mạnh lên”, niềm tự hào ảo và những thành tích kinh tế khủng. Tuy nhiên, họ lại đang gặp nguy hiểm vì đã đi ngược lại châm ngôn sách lược của chính họ: “Qua cầu rút ván”, nghĩa là Trung Quốc đang có chiều hướng tự cô lập, và về quân đội bằng các hành động quá hấp tấp. Những chính trị gia sáng suốt của Trung Quốc có thể sẽ giúp giảm căng thẳng trong tình thế hiện nay một cách hiệu quả.

Chi MK (Theo UPI)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news

Sự trỗi dậy của Trung Quốc: Lý thuyết khác xa thực tế

Các nhà lãnh đạo Trung Quốc luôn kiên định thể hiện cam kết "mô hình quan hệ nước lớn" dựa trên 3 trụ cột là không đối đầu, tôn trọng lẫn nhau và hợp tác đôi bên cùng có lợi. Tuy nhiên, 5 năm qua, cam kết đầu tiên - không đối đầu - dường như đã biến mất khi Trung Quốc tham gia vào những cuộc tranh cãi khác nhau và xung đột với các nước láng giềng.