Theo một phân tích mới đây, không có lý do gì để cho rằng sức khỏe và quyền lực của lãnh đạo Triều Tiên đang bị đe dọa nghiêm trọng.
Những đồn đoán quá khích rằng ông Kim Jong-un đang bị ốm nặng hay đang phải đối mặt với một cuộc đảo chính hoàn toàn là nhầm lẫn, theo công ty tư vấn rủi ro chính trị Eurasia Group cho biết.
Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đang là tâm điểm quan tâm của công chúng vì vắng mặt lâu ngày. Ảnh: Reuters
Trong những ngày gần đây, sự vắng mặt kéo dài cả tháng của ông Kim Jong-un trước công chúng đã châm ngòi cho những lời đồn đoán rằng ông có thể đang bị ốm nặng, đe dọa đến tính mạng, hay là bị đe dọa về quyền lực. Lời phỏng đoàn này ngày một nhiều hơn đặc biệt càng trở nên dữ dội khi các quan chức cấp cao Hwang Pyong-so, Choe Ryong-hae, và Kim Yang-gon mới có chuyến thăm đột ngột tới Hàn Quốc vào hôm thứ 7 (4/10).
Tuy nhiên, một bản lưu ý nghiên cứu đã được nhóm Eurasia gửi đi vào hôm thứ 2 (6/10) cho rằng “không thể nào” sự vắng mặt trước công chúng của ông Kim hay chuyến đi bất ngờ đến Hàn Quốc là dấu hiệu của “bất kỳ sự thay đổi về chính quyền ở Triều Tiên” như rất nhiều người suy đoán.
Nhóm Eurasia khẳng định rằng, một khả năng thực tế rất cao là ông Hwang và ông Choe đến Hàn Quốc vào thứ 7 chính là bằng chứng chứng minh ông Kim Jong-un vẫn khỏe và quyền lãnh đạo của người đứng đầu Triều Tiên không hề bị đe dọa nghiêm trọng. Hai chuyên gia Sue Terry và Nicholas Consonery của công ty Eurasi và các đồng nghiệp viết trong báo cáo: “Có rất ít khả năng khiến những… quan chức này rời khỏi đất nước nếu ông Kim đang bị ốm nặng hay có một cuộc đấu đá giữa các phe phái đang diễn ra.” Ông Hwang và ông Choe được cho là hai quan chức quyền lực thứ hai, thứ ba tương ứng của đất nước này.
Bởi vậy, ông Terry và ông Consonery tin rằng việc ông Kim Jong-un không xuất hiện trước truyền thông trong tháng qua có khả năng lớn nhất là do những vấn đề sức khỏe không nghiêm trọng. Điều này cũng phù hợp với giải thích của truyền thông Triều Tiên, nói rằng ông Kim đang giải quyết “tình trạng khó chịu”.
Mặt khác, ông Terry và ông Consonery tin rằng, chuyến đi Hàn Quốc bất ngờ vào cuối tuần qua chủ yếu là về những vấn đề kinh tế. Đặc biệt, nhiều tranh cãi cho rằng chuyến đi này nhằm thúc đẩy những nỗ lực dài hạn của Bình Nhưỡng để Hàn Quốc dỡ bỏ các biện pháp cấm vận thương mại hà khắc áp đặt lên Triều Tiên sau vụ tàu tuần tra Hàn Quốc bị Triều Tiên đánh chìm vào năm 2010, theo Cheonan. Những biện pháp trừng phạt kinh tế này đã đình chỉ mọi hoạt động thương mại song phương giữa hai miền Triều Tiên – trị giá vào lúc đó lên gần 2 tỷ USD mỗi năm – duy nhất trừ Khu Công nghiệp Kaesong. Các quan chức Hàn Quốc cũng cho thấy thiện ý muốn dỡ bỏ những biện pháp trừng phạt này trong vài tháng gần đây có thể đã thúc đẩy Bình Nhưỡng gửi phái đoàn cấp cao đến Hàn Quốc – nếu đây thực sự là mục đích của chuyến đi.
Ông Terry và ông Consonery cũng tin rằng, một mục tiêu thứ hai trong chuyến đi của Triều Tiên là để thắt chặt mối quan hệ với Hàn Quốc khi quan hệ Trung-Triều đang ngày càng nguội lạnh. Sự giải thích này cũng hợp lý với cách hành xử trước đây của Đảng DPRK, Bình Nhưỡng có truyền thống lâu dài là tăng cường các cuộc “tấn công quyến rũ” những đối thủ mỗi khi mối quan hệ của họ với những người bảo trợ chính – Trung Quốc hay Liên Xô trước đây bị hủy hoại.
Theo Chi MK (Nguồn: The Diplomat/Người đưa tin)