Tin mới

Thử hạt nhân lần 5: Triều Tiên tiếp tục “tát vào mặt” Liên hợp quốc

Thứ hai, 25/04/2016, 16:47 (GMT+7)

Triều Tiên đã một lần nữa "tát vào mặt" Hội đồi Bảo an LHQ khi tiến hành vụ thử hạt nhân lần 5.

Triều Tiên đã một lần nữa "tát vào mặt" Hội đồi Bảo an LHQ khi tiến hành vụ thử hạt nhân lần 5.

Triều Tiên đang giành được nhiều thành tựu dồn dập. Chỉ trong 4 tháng đầu năm 2016, Bình Nhưỡng đã tiến hành thử một thiết bị hạt nhân (lần thứ tư), phóng vệ tinh sử dụng cơ chế cho tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM), bắn nhiều tên lửa tầm ngắn và giờ thì tuyên bố thử nghiệm thành công tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm (SLBM) ở khoảng cách khoảng 30 km.

Chỉ mùa đông năm ngoái, một số chuyên gia nhận xét rằng 2 lần phóng SLBM vào năm 2015 cho thấy CHDCND Triều Tiên đã đi một chặng đường dài để đạt được những năng lực công nghệ có thực. Nhưng thực tế là chính quyền đã nỗ lực để cải thiện công nghệ phóng một cách nhanh chóng. Và việc lần đầu tiên sử dụng thành công nhiên liệu rắn để đốt động cơ SLBM báo hiệu một chương trình hạt nhân nhất định làm việc tốt hơn, nhanh hơn so với dự kiến.

Một lời cảnh báo. Bất chấp những gì mà nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un khoe khoang, các chuyên gia độc lập chưa xác nhận rằng liệu vụ thử SLBM hôm 24/4 có thành công thực sự - bay được khoảng cách mong muốn và duy trì sự toàn vẹn của động cơ - hay không. Nhưng ngay cả khi nó không được thành công như ông Kim tuyên bố thì trong thực tế, Triều Tiên vẫn đang làm việc không ngừng nghỉ để hướng tới khả năng SLBM có thể tồn tại, báo hiệu nguy cơ cho sự ổn định của khu vực và quốc tế. Triều Tiên đã có một kho vũ khí đáng sợ gồm các tên lửa có khả năng hạt nhân phóng từ mặt đất. Tham vọng SLBM của họ thể hiện mong muốn có được thực lực đánh trả để tăng cường răn đe hạt nhân.

Logic ở đây là: Nếu một thế lực bên ngoài, ví dụ như Mỹ - nước bị Triều Tiên coi là kẻ thù số 1 - phóng ICBM để phá hủy hoặc gây thiệt hại cho các vũ khí trên đất liền của họ, Bình Nhưỡng có thể dựa vào SLBM như cuộc đáp trả chống lại kẻ thù. Triều Tiên thiếu khả năng gây tổn hại cho lục địa Mỹ nhưng lại có thể gây thiệt hại nghiêm trọng cho các đồng minh của Mỹ - như Hàn Quốc, Nhật Bản - cũng như các binh sĩ và hệ thống máy móc ở đảo Guam, có thể là ở cả Hawaii.

Bức ảnh chụp vụ thử tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm mà truyền thông Triều Tiên công bố hôm 24/4. Ảnh: Reuters

"Những cuộc đánh cược tăng lên"

Cuộc thử nghiệm gần đây chắc chắn làm tăng những cuộc đánh cược. Thứ nhất, Triều Tiên đã một lần nữa "tát" vào mặt Hội đồi Bảo an LHQ bằng cách vi phạm các lệnh trừng phạt vào tháng 4/2016. Hội đồng Bảo an LHQ không thể tạo thêm những vòng đàm phán khó khăn khác với các nước thành viên, đặc biệt là Trung Quốc, để siết chặt trừng phạt kinh tế với Triều Tiên.

Thứ khai, việc đạt được khả năng tên lửa nhiên liệu rắn là nguy hiểm bởi nó sẽ thúc đẩy công nghệ ICBM của Triều Tiên, khiến việc bắn tới lục địa Mỹ dễ dàng hơn so với trước khi phóng SLBM trước đó.

Thứ ba, mỗi cuộc thử nghiệm dù là thành công hay thất bại thì cuối cùng cũng là một hành động có ích để các nhà khoa học Triều Tiên học hỏi và nhắm tới hệ thống vũ khí được cải thiện hoặc mới mẻ.

Thứ tư, Triều Tiên càng có năng lực hạt nhân, thì càng khó thúc đẩy phi hạt nhân hóa cho dù ngoại giao mang tính xây dựng có đang diễn ra. Họ sẽ muốn nhiều hơn để từ bỏ một chút ít.

Thứ năm, năng lực hạt nhân của Triều Tiên càng nhiều, Mỹ, Nhật, Hàn càng cần phải thích ứng với khả năng răn đe, chiến lược riêng và chung của họ.

Trò chơi hạt nhân

Mặt khác, việc phóng SLBM kèm theo "đề nghị" để ngừng thử hạt nhân của Triều Tiên là Mỹ phải dừng các cuộc tập trận chung thường niên với Hàn Quốc (cuộc tập trận lớn nhất đã hoàn thành gần đây với 300.000 binh sĩ tham gia) có thể là tín hiệu cho thấy các lệnh trừng phạt mới của Hội đồng Bảo an LHQ đang gây sức ép lên nước này.

Thứ hai, cứ cho là các biện pháp trừng phạt có thể định hướng lại tham vọng của Triều Tiên đối với một kho vũ khí mạnh hơn chỉ khi Trung Quốc thực hiện các lệnh trừng phạt một cách đầy đủ và ngăn chặn chiều hướng này trong nhiều tháng tới, việc phóng SLBM sẽ là cú thúc hiệu quả đến Bắc Kinh, cho thấy sự tham gia và lãnh đạo toàn diện của Trung Quốc đối với các lệnh trừng phạt Triều Tiên thực sự cần thiết để giữ hòa bình ở khu vực này. Trong thực tế, Bắc Kinh đã điều động 2.000 binh sĩ đến biên giới giáp Triều Tiên trước khi Bình Nhưỡng phóng SLBM nghĩa là các lãnh đạo Trung Quốc hiểu được biến động trên bán đảo Triều Tiên và khả năng biến thành một cuộc đối đầu quân sự mà họ không mong muốn.

Ngoài ra, cộng đồng quốc tế đang chán ngấy với trò chơi hạt nhân của Triều Tiên. Lần đầu tiên, Pháp và một số thành viên EU - phần lớn là các nước có quan hệ ngoại giao với Triều Tiên - nói về các biện pháp trừng phạt đơn phương của EU nhằm phản ứng lại vụ phóng SLBM.

Đây là một sự phát triển đáng kể bởi EU luôn tránh làm mếch lòng Triều Tiên. Thay vào đó, hầu hết các nước EU đều duy trì Chính sách "cam kết chống lại" đối với Triều Tiên. Điều này trái ngược với Mỹ. Từ thời George W.Bush đến Barack Obama, Mỹ đều nhấn mạnh vào những nỗ lực phi hạt nhân hóa và rẽ sang hướng "cải cách" trước khi cam kết trọng yếu và các mối quan hệ ngoại giao chính thức có thể diễn ra.

Ngay giờ đây, Triều Tiên có thể cảm thấy SLBM của mình là "thành tích", nhưng Mỹ và các đồng minh của họ lại đang chiếm thế thượng phong bởi chiến thuật mà họ lựa chọn là chờ và xem các lệnh trừng phạt diễn ra như thế nào và đang bồi đắp quyền lực tại một số nước như: Hàn Quốc, Nhật Bản, các đồng minh châu Âu, các nước bạn Đông Nam Á, thậm chí là ở Trung Quốc.

* Bài viết của Katharine H.S.Moon, một học giả nghiên cứu Chính sách Đông Á tại Trung tâm Brookings. Các nghiên cứu của tác giả này bao gồm liên minh Mỹ - Hàn, các chính sách Đông Á và quan hệ liên Triều.

Bảo Linh (CNN)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news