Gấu nước (có tên gọi khoa học là tardigrade) sở hữu sức mạnh gần như bất tử. Mới đây, các nhà khoa học phát hiện ra sinh vật này có thể tồn tại trong nhiều thập kỷ mà không cần nước dù nước rất cần thiết cho sự sống.
Có khoảng 1.300 loài tardigrade có thể chịu đựng được những điều kiện khắc nghiệt gây tử vong cho tất cả các dạng sống khác. Dù bị bỏ đói, đun sôi, đông lạnh, chiếu xạ... thì những con gấu nước này vẫn tồn tại dai dẳng.
Dù có vĩ đại cỡ nào thì gấu nước vẫn có điểm yếu cực kỳ đơn giản, đó là chúng không chịu được nhiệt độ cao trong thời gian dài. Theo một nghiên cứu công bố trên Scientific Reports vào tháng 1/2020, "gót chân Achilles" dựa trên nhiệt độ cũng mở rộng cho tới khi tardigrade rơi vào trạng thái tun (sinh vật khô cạn, gần như không còn sự sống).
Họ tiến hành nghiên cứu Ramazzottius varieornatus, một loài gấu nước, ở trạng thái tun và ghi nhận gần 50 phần trăm số tardigrade tiếp xúc với nhiệt độ 82C trong suốt một giờ đã chết. Tardigrade đang hoạt động (tức là không ở trạng thái tun) thậm chí còn tồi tệ hơn.
Những thí nghiệm về nhiệt độ này cho thấy rằng, theo thời gian nhất định, hầu hết các loài gấu nước có thể điều chỉnh theo sự dao động nhiệt độ mạnh. Những loài có một giờ thích nghi với nhiệt độ cao đối mặt với tỷ lệ tử vong cao hơn so với những loài có đủ 24 giờ.
Lukasz Kaczmarek, một chuyên gia về gấu nước, nói với The Guardian :“Gấu nước có thể tồn tại trong những áp lực tương đương với áp suất được tạo ra khi các tiểu hành tinh tấn công Trái đất, vì vậy một vụ va chạm nhỏ như thế này không là gì với chúng” .
Vì vậy cái này có ý nghĩa gì với chúng ta? Nếu con người có thể tái tạo trạng thái ngừng chuyển hóa vật chất theo cách của loài gấu nước, chúng ta sẽ sống lâu hơn nhiều so với tuổi thọ trung bình. Theo Kaczmarek, khi gấu nước rơi vào trạng thái tun, nó không già đi. Nó trở nên không hoạt động khi được một tháng tuổi và có thể thức dậy nhiều năm sau đó và về mặt sinh học vẫn giữ nguyên độ tuổi lúc "ngủ".
(Theo popularmechanics)