Tờ Express đưa tin hay phi công và kỹ sư hàng không Bruce Robertson cho rằng đây không phải là sự trùng hợp ngẫu nhiên.
Theo ông Robertson, 221kg pin lithium-ion trong khoang hành lý của MH370 bốc cháy, khí carbon monoxide độc tràn vào cabin và buộc cơ trưởng Zaharie Shah phải cố gắng cứu máy bay.
"Không có âm mưu hay ý đồ xấu nào ở đây cả. Đó chỉ là một tai nạn kỹ thuật mà phải mất một khoảng thời gian để giải quyết do chế độ bay tự động cố gắng cứu vãn tình hình" - ông Robertson nói.
Pin có thể tạo ra chất độc hại gây chập điện và hỏa hoạn. Ảnh: Express
Ông Robertson cũng cho biết "Con chim bị thương đã làm hết sức để sống nhưng không được. Chúng ta đã bỏ ra quá nhiều thời gian và lãng phí tiền bạc cho một cuộc tìm kiếm không có kết quả ở một khu vực xa hơn về phía tây nam".
Mặc dù vậy, trong bản báo cáo trong năm 2018 lại bác bỏ hoàn toàn những tuyên bố.
Theo đó, tài liệu cung cấp bởi nhóm điều tra an toàn phụ lục 13 của ICAO Malaysia cho hay đây là giả thuyết khó có thể xảy ra.
Trong bản báo cáo cho hay các nhà điều tra lo ngại pin có thể tạo ra khói độc hại hoặc trong trường hợp xấu nhất gây chập điện và hỏa hoạn.
Pin là hàng hóa gây nguy hiểm bởi chúng được đóng gói tuân thủ các nguyên tác khi được hải quan kiểm tra và chứng nhận trước khi được niêm phòng khỏi nhà máy. Xong chúng lại không được kiểm tra an ninh bổ sung trước khi đưa lên máy bay.
Máy bay MH370 đã mất tích vào hôm 8/3/2014 trên đường bay từ Kuala Lumpur đi Bắc Kinh.
Chiếc Boeing 777 của Malaysia Airlines chở theo 239 hành khách và phi hành đoàn biến mất trên màn hình radar vào lúc 1h19 phút sáng.
Những gì mà radar thu lại cho thấy máy bay đột nhiên bị thay đổi hướng hành trình và bay ngược lại Malaysia trước khi quay về phía nam Penang và sau đó hướng đến phía nam Ấn Độ Dương.