Tờ New York Times đã vạch ra 3 diễn biến lớn quanh khu vực Biển Đông trong thời gian gần đây. Đó là: Nga - Trung tập trận hải quân, Obama đưa tranh chấp Biển Đông ra hội nghị ASEAN tại Lào và các chuyên gia cảnh báo về thiệt hại đối với ngành đánh bắt tại Biển Đông.
Hải quân Nga - Trung tập trận chung
Nga-Trung bắt đầu diễn tập hải quân trên biển Đông từ ngày hôm nay, 12/9. Ảnh: S1.CN |
Lực lượng hải quân Nga và Trung Quốc đã tổ chức cuộc tập trận kéo dài 8 ngày tại Biển Đông, bắt đầu từ hôm nay, 12/9. Đây là dấu hiệu cho thấy sự hợp tác tăng cường giữa lực lượng vũ trang 2 nước trong bối cảnh tranh chấp lãnh thổ tại khu vực.
Cuộc tập trận mang tên "Joint Sea 2016" có sự tham gia của các tàu mặt nước, tàu ngầm, các tàu chở trực thăng và những máy bay cánh cố định cùng với thủy quân lục chiến, các phương tiện lội nước, sẽ cùng tập trận bắn đạn thật tại biển Đông.
Theo tuyên bố của Bộ Quốc phòng một nước, nhiệm vụ tập trận lần này bao gồm phòng thủ và cứu hộ, các bài tập chống tàu ngầm và lính thủy đánh bộ 2 bên sẽ tập chiếm đóng một hòn đảo của kẻ thù.
Bộ này không nói chính xác địa điểm tập trận diễn ra ở đâu trên Biển Đông.
Tập trận chung Nga - Trung đã trở nên phổ biến trong những năm gần đây - những cuộc tập trận trong tuần này là lần thứ 5 hải quân 2 nước diễn tập với nhau, kể từ năm 2011 - các nước tham gia đều có sự nghi ngờ với Mỹ và đồng minh của họ.
Nga chỉ là một nước lớn đại diện cho Trung Quốc nói ra yêu cầu của mình đó là Mỹ và các nước khác hãy đứng ngoài cuộc tranh cãi này. Sự việc diễn ra khi tòa trọng tài thường trực thại Hague, Hà Lan đưa ra phán quyết vô hiệu quá các yêu sách của Trung Quốc đối với gần như toàn bộ Biển Đông. Phán quyết này khiến Bắc Kinh phẫn nộ coi như vô hiệu.
Trong khi Trung Quốc nói các cuộc tập trận này không nhắm tới kẻ thù hay bất cứ bên thứ ba nào cụ thể. Vị trí các cuộc diễn tập nằm ở Biển Đông cũng đã bị chỉ trích.
Trong chuyến thăm Trung Quốc hồi tháng trước, chỉ huy Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ, Đô đốc Scott Swiff nói: "Những cuộc tập trận này có thể diễn ra tại những nơi khác mà không làm gia tăng sự ổn định trong khu vực".
Obama đưa tranh chấp Biển Đông ra Thượng đỉnh ASEAN
Tổng thống Barack Obama đã đưa tranh chấp Biển Đông ra Thượng đỉnh ASEAN tại Lào hồi tuần trước.
"Chúng tôi sẽ tiếp làm việc để đảm bảo rằng các tranh chấp được giải quyết hòa bình, kể cả Biển Đông", ông Obama nói tại thượng đỉnh. Ông nói rằng phán quyết của tòa án The Hague hôm 12/7 là bắt buộc và "giúp làm rõ các quyền hàng hải tại khu vực".
Phiên điều trần của Tòa trọng tài Thường trực ở The Hague vào ngày 7/7/2015. Ảnh: AP |
Trung Quốc đã đáp lại với những bình luận nhằm vào nước Mỹ.
"Một vài quốc gia ngài khu vực vẫn muốn sử dụng Thượng đỉnh Đông Á này để nói về Biển Đông, đặc biệt là để thúc ép các nước trong khu vực tuân theo phán quyết của tòa. Thứ trưởng Trung Quốc Lưu Chấn Dân đã nói với các phóng viên rằng phán quyết này là "không đúng lúc, không thích hợp".
Trong một chiến thắng về quân sự, kinh tế và ngoại giao của Bắc Kinh, ASEAN có thể không đi tới đồng thuận của 10 nước thành viên rằng Trung Quốc phải chịu trách nhiệm cho việc xây các đảo nhân tạo tại vùng biển tranh chấp, giàu tài nguyên.
Cuối hội nghị, một tuyên bố được đưa ra: "Chúng tôi vẫn bày tỏ quan ngại sâu sắc về những diễn biến đang diễn ra gần đây" tại Biển Đông mà không đưa ra chi tiết. Tuyên bố không đề cập thẳng đến tên Trung Quốc mà chỉ nhắc tới chương trình xây đảo nhân tạo của Bắc Kinh tại khu vực bằng cách bồi đắp cát lên trên các rạn san hô.
Cảnh báo về thiệt hại cho nghề cá tại Biển Đông
Một nhà đại dương học đã cảnh báo rằng việc xây đảo nhân tạo của Trung Quốc và hoạt động đánh bắt quá mức của tất cả các nước đang đe dọa đến nguồn cá phong phú tại Biển Đông.
Chuyên gia John McManus đến từ ĐH Miami nói với tờ Inquirer của Philippines rằng Manila và Bắc Kinh nên gác lại tranh chấp lãnh thổ ở Scarborough và tuyên bố đó là một "bãi cạn hòa bình" để bảo vệ môi trường biển.
Nếu Trung Quốc tạo ra một đảo nhân tạo khác tại Scarborough, điều này sẽ dẫn đến sự mất mát không thể thay thể của một trong những rạn san hô đẹp nhất và phong phú nhất thế giới, ông McManus nói.
"Bãi Scarborough đang trong giai đoạn quan trọng. Nếu Trung Quốc xây dựng (một đảo nhân tạo) ở đó, đó là một sự lãng phí khủng khiếp. Đây có thể là rạn san hô đẹp nhất thế giới", ông nói.
Trung Quốc đã chiếm bãi cạn này từ năm 2012 sau 2 tháng đụng độ với Hải quân và Cảnh sát biển Philippines. Họ cũng đã ngăn cản ngư dân Philippines không được tới ngư trường truyền thống này mặc dù phán quyết của tòa trọng tài Hague nói rằng bãi cạn này cần được chia sẻ.
Cảnh sát biển Philippines đã thấy các sà lan của Trung Quốc tại Scarborough. Có thể Trung Quốc đang chuẩn bị biến rạn san hô này thành một hòn đảo nhân tạo nữa. Một quan chức Philippines giấu tên cho biết họ đã phát hiện một cần cầu của Trung Quốc tại khu vực này.
Ông McManus cho biết môi trường biển tại Biển Đông đã xấu đến mức độ báo động khi chắn chắn có loài cá đã đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng.
Bảo Linh (Nytimes)