Tin mới

Toàn cảnh đại dịch Covid-19 tại Mỹ: Một năm tước đoạt nửa triệu sinh mạng

Thứ hai, 01/03/2021, 10:56 (GMT+7)

Chỉ một năm trước, người Mỹ không biết đến Covid-19, không nghĩ rằng cuộc sống của họ sẽ có một bước ngoặt lớn vì loại virus này.

Vào tháng 2/2020, cuộc sống của người dân Mỹ vẫn diễn ra bình thường. Khi mối quan ngại về căn bệnh hô hấp bí ẩn có tên Covid-19 tăng lên, người ta bắt đầu run sợ, đổ xô đi mua sắm. Tuy nhiên, người Mỹ vẫn rất lạc quan. Họ coi Covid-19 là một vấn đề ngoại lai, ngay cả khi nhà chức trách ghi nhận ca tử vong đầu tiên.

Đúng một năm sau, nước Mỹ đã vượt qua cột mốc nghiệt ngã là 500.000 sinh mạng bị Covid-19 tước đoạt. Hãy cùng nhìn lại những gì đã xảy ra tại đất nước giàu có và quyền lực này trong một năm qua, kể từ khi Covid-19 mới manh nha cho đến lúc tàn phá đất nước tới mức kiệt quệ.

Trong giai đoạn đầu, đại dịch có vẻ như rất xa vời. Vào tháng 2/2020, người dân Mỹ vẫn bắ tay chào nhau, đi làm bằng các phương tiện giao thông công cộng đông đúc. Trẻ em vẫn đến trường. Biểu tượng của Hollywood Tom Hanks bước trên thảm đỏ của lễ trao giải Oscar. Anh không biết rằng một tháng sau, hai vợ chồng đều nhiễm Covid-19. Buổi tập bóng chày mùa xuân vẫn thu hút đám đông bình thường, không hề có khẩu trang.

Nhưng, một tàu du lịch chở những hành khách nhiễm Covid-19 đã lượn lờ ngoài khơi California. Trong vài tuần, tàu Grand Princess và những nỗ lực ban đầu của chính quyền để ngăn nó vào bờ đã trở thành biểu tượng cho niềm tin sai lầm cuả nước Mỹ rằng họ có thể ngăn chặn đại dịch.

Trong những ngày đầu tiên, những từ như phong tỏa, giãn cách xã hội không có trong từ điển của người Mỹ. Rất ít người đeo khẩu trang khi xếp hàng mua đồ.

Bà Judie Shape phải trò chuyện qua điện thoại với con gái và con rể khi đang nằm điều trị Covid-19 tại Life Care Center. Ảnh: AP
Bà Judie Shape phải trò chuyện qua điện thoại với con gái và con rể khi đang nằm điều trị Covid-19 tại Life Care Center. Ảnh: AP
Tom Hanks tại lễ trao giải Oscar ngày 9/2/2020. Một tháng sau đó, hai vợ chồng nam tài tử đều nhiễm Covid-19. Ảnh: AP
Tom Hanks tại lễ trao giải Oscar ngày 9/2/2020. Một tháng sau đó, hai vợ chồng nam tài tử đều nhiễm Covid-19. Ảnh: AP
Người hâm mộ vẫn đổ xô đến xem bóng chày. Ảnh: AP
Người hâm mộ vẫn đổ xô đến xem bóng chày. Ảnh: AP
Xếp hàng mua đồ mà không đeo khẩu trang. Ảnh: AP
Xếp hàng mua đồ mà không đeo khẩu trang. Ảnh: AP
Giải bóng rổ NCAA đã bị hủy do đại dịch vào tháng 3/2020. Ảnh: AP
Giải bóng rổ NCAA đã bị hủy do đại dịch vào tháng 3/2020. Ảnh: AP
Deanna Butts vét sạch những cuộn giấy vệ sinh cuối cùng. Ảnh: AP
Deanna Butts vét sạch những cuộn giấy vệ sinh cuối cùng. Ảnh: AP

Những cảnh tượng đau lòng từng xảy ra tại Trung Quốc, Italy cuối cùng cũng tới Mỹ. Những viện dưỡng não gần Seattle trở thành nơi bùng phát dịch đầu tiên tại Mỹ. WHO tuyên bố đại dịch vào tháng 3. Mọi thứ, từ trường đại học cho đến trụ sở công ty đều phải đóng cửa. Giải bóng rổ NCAA sẽ được tổ chức không có khán giả nhưng sau đó cũng bị hủy.

Tiến sĩ Anthony Fauci, chuyên gia hàng đầu về bệnh truyền nhiễm trở thành cái tên quen thuộc trong các cuộc họp báo hàng ngày. Khi ông ước tính có khoảng 100.000-200.000 người Mỹ sẽ mất mạng vì virus vào tháng 3 thì người ta vẫn còn hoài nghi điều này. Khi ấy, Tổng thống Donald Trump còn chào hàng hydroxychloroquine là một "chất thay đổi cuộc chơi" dù các chuyên gia y tế không đồng ý.

Nhịp sống hối hả của người dân Mỹ rơi vào bế tắc khi dịch bùng khắp đất nước. Những con đường cao tốc thường bị kẹt xe ở Los Angeles giờ đây thênh thang kỳ lạ. Đèn vẫn bật sáng ở Quảng trường Thời Đại nhưng năng lượng huyền thoại và đám đông đã biến mất. Những chiếc xe cứu thương lao đi liên tục trên đường phố vắng vẻ ở New York...

Những nhân viên mặc đồ bảo hộ để xử lý các nạn nhân của đại dịch ở New York. Ảnh: AP
Những nhân viên mặc đồ bảo hộ để xử lý các nạn nhân của đại dịch ở New York. Ảnh: AP
Một người được đưa vào Trung tâm Y tế United Memorial sau khi trải qua xét nghiệm Covid-19. Ảnh: AP
Một người được đưa vào Trung tâm Y tế United Memorial sau khi trải qua xét nghiệm Covid-19. Ảnh: AP
Quảng trường Thời Đại vắng tanh. Ảnh: AP
Quảng trường Thời Đại vắng tanh. Ảnh: AP
Cảnh tượng đau lòng tại nhà tang lễ Daniel J. Schaefer, New York. Ảnh: AP
Cảnh tượng đau lòng tại nhà tang lễ Daniel J. Schaefer, New York. Ảnh: AP
Giáo sĩ Will Runyon cố nén nước mắt khi nói về những khó khăn, bất lực giữa đại dịch. Ảnh: AP
Giáo sĩ Will Runyon cố nén nước mắt khi nói về những khó khăn, bất lực giữa đại dịch. Ảnh: AP
Gia đình của Larry Hammond vẫy tay với bạn bè, người thân xếp hàng bên ngoài bởi họ không thể tiễn đưa ông lần cuối do virus corona. Ảnh: AP
Gia đình của Larry Hammond vẫy tay với bạn bè, người thân xếp hàng bên ngoài bởi họ không thể tiễn đưa ông lần cuối do virus corona. Ảnh: AP
Những làn đường vắng hoe trên cao tốc  110 Arroyo Seco Parkway. Ảnh: AP
Những làn đường vắng hoe trên cao tốc  110 Arroyo Seco Parkway. Ảnh: AP
Y tá Michele Younkin an ủi một người vợ bên cạnh người chồng đã qua đời vì Covid-19. Ảnh: AP
Y tá Michele Younkin an ủi một người vợ bên cạnh người chồng đã qua đời vì Covid-19. Ảnh: AP

Thực tế là Mỹ đã trở thành tâm dịch toàn cầu. Cuộc sống giờ đây đều diễn ra trực tuyến, từ công việc, học tập, các cuộc hẹn với bác sĩ, tiệc sinh nhật, tiệc cưới cho đến đám tang.

Bị nhiễm Covid-19 chỉ là một trong nhiều mối quan ngại bởi đại dịch đã khiến cả xã hội ngừng lại. Các doanh nghiệp phải đóng cửa, tỷ lệ thất nghiệp tăng vọt, đồng lương bị thu hẹp hoặc biến mất với hàng triệu người. Nạn đói xuất hiện khắp nơi khi người Mỹ xếp hàng tại những nơi cung cấp thực phẩm. Với nhiều người, đây là lần đầu tiên họ phải đi lấy đồ ăn cấp phát như vậy.

Khoa học trộn lẫn với chính trị khiến tình trạng chia rẽ tại Mỹ càng thêm căng thẳng. Các cuộc biểu tình chống lại sự bất công về chủng tộc kéo nhiều người xuống đường.

Học trực tuyến trở thành một phần trong cuộc sống của học sinh Mỹ giữa đại dịch. Ảnh: AP
Học trực tuyến trở thành một phần trong cuộc sống của học sinh Mỹ giữa đại dịch. Ảnh: AP
Một khách hàng dùng bữa bên trong quán cà phê Horseshoe. Một vài doanh nghiệp đã mở cửa trở lại bất chấp quy định của bang. Ảnh: AP
Một khách hàng dùng bữa bên trong quán cà phê Horseshoe. Một vài doanh nghiệp đã mở cửa trở lại bất chấp quy định của bang. Ảnh: AP
Giãn cách xã hội tại một trại dành cho người vô gia cư ở San Francisco. Ảnh: AP
Giãn cách xã hội tại một trại dành cho người vô gia cư ở San Francisco. Ảnh: AP
Norman Butler và bạn gái đợi để lấy đồ ăn tại ngân hàng thực phẩm. Ảnh: AP
Norman Butler và bạn gái đợi để lấy đồ ăn tại ngân hàng thực phẩm. Ảnh: AP

Sau bao đau thương, ảm đạm thì vắc xin đến tay khách hàng, khởi động cho nỗ lực tiêm chủng lớn nhất lịch sử Mỹ. Đây là tin tốt lành đầu tiên trong một năm u ám. Khu nguồn cung vắc xin tăng lên một cách chậm chạp, nhiều công viên và sân vận động mở cửa trở lại, trở thành những điểm tiêm chủng lớn.

Nhưng sau đó, hàng triệu người Mỹ phớt lờ lời kêu gọi tránh tụ tập, đi lại. Các ngày nghỉ lễ trở thành chất xúc tác cho đợt bùng phát mới. Số ca nhiễm Covid-19 tăng đột biến sau Lễ Tạ ơn, sau đó là Giáng sinh, Giao thừa. Mỗi ngày trôi đi đều thiết lập các kỷ lục mới về số ca nhiễm.

Các y bác sĩ xúc động khi được tiêm vắc xin Covid-19. Ảnh: AP
Các y bác sĩ xúc động khi được tiêm vắc xin Covid-19. Ảnh: AP

Một năm đã qua, Mỹ chạm cột mốc nghiệt ngã 500.000 ca tử vong vì Covid-19. Virus đã đột biến vô số lần, lây lan dễ hơn, khó bảo vệ hơn. Người Mỹ cũng như người dân toàn thế giới giờ đang khao khát sự bình thường mới. Thế nhưng, chỉ có thời gian mới cho chúng ta câu trả lời.

Gia đình Vivian Zayas cầu nguyện trong bữa tối Lễ tạ ơn. Họ cũng dành thời gian để tưởng nhớ người mẹ quá cố qua đời vì Covid-19. Ảnh: AP
Gia đình Vivian Zayas cầu nguyện trong bữa tối Lễ tạ ơn. Họ cũng dành thời gian để tưởng nhớ người mẹ quá cố qua đời vì Covid-19. Ảnh: AP
Tổng thống Joe Biden phát biểu trong chuyến thăm Phòng thí nghiệm Sinh bệnh học Virus tại Viện Y tế Quốc gia. Người Mỹ sẽ còn rất nhiều việc phải làm để trở lại với cuộc sống bình thường. Ảnh: AP
Tổng thống Joe Biden phát biểu trong chuyến thăm Phòng thí nghiệm Sinh bệnh học Virus tại Viện Y tế Quốc gia. Người Mỹ sẽ còn rất nhiều việc phải làm để trở lại với cuộc sống bình thường. Ảnh: AP

(Theo AP)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news