Tin mới

Tổng thống Nga Putin đang đối mặt với những thách thức gì?

Thứ năm, 20/11/2014, 15:53 (GMT+7)

Những năm trở lại đây, Tổng thống Nga Putin đã trở thành một trong những người đàn ông quyền lực và có ảnh hưởng lớn nhất trên thế giới. Ông tham vọng sẽ làm cho nước Nga quay trở lại thời hoàng kim của Liên Xô trước đây. Nhưng hiện tại Nga vẫn đang phải đối mặt với nhiều thách thức vô cùng lớn.

 

 

Những năm trở lại đây, Tổng thống Nga Putin đã trở thành một trong những người đàn ông quyền lực và có ảnh hưởng lớn nhất trên thế giới. Ông tham vọng sẽ làm cho nước Nga quay trở lại thời hoàng kim của Liên Xô trước đây. Nhưng hiện tại Nga vẫn đang phải đối mặt với nhiều thách thức vô cùng lớn.

Tổng thống Nga Vladimir Putin

Đầu tiên là vấn đề kinh tế, hiện tại Nga đang phải đối mặt với sự giảm giá nhanh chóng của dầu mỏ và khí đốt, với sự giảm bất ngờ của giá năng lượng có thể làm ảnh hưởng trực tiếp đến dự trữ ngoại tệ của nước Nga. Hiện tại, xuất khẩu dầu mỏ và khí đốt chiếm tới 50% tổng thu nhập của Nga. Kể từ đầu năm nay, đồng rúp đã giảm so với đồng USD tới hơn 30%. Kết quả là, lạm phát đang tăng lên (dự đoán có thể lên tới 8%), trong khi mỗi ngày trôi qua giá trị các mặt hàng nhập khẩu ngày càng tăng.

Để nền kinh tế tránh dẫn đến tình trạng có thể sụp đổ, Nga đang tích cực làm hết khả năng của mình để giữ Giá dầu thế giới ở mức cao. Theo Eurostat, xuất khẩu của Nga sang Liên minh châu Âu chủ yếu là lĩnh vực năng lượng, cụ thể khối lượng xăng chiến 30%, dầu thô 35% và 26% nhiên liệu rắn". Bulgaria, Estonia, Phần Lan, Slovakia, Latvia và Lithuania phụ thuộc vào khí đốt của Nga gần như 100%.

Nga đang đứng trước thách thức đó là Châu Âu có thể nhanh chóng có khả năng tự cung tự cấp về khí tự nhiên, và EU cũng làm mọi cách để giảm sự phụ thuộc năng lượng vào Nga. Mặc dù chính quyền Nga vẫn luôn khẳng định, Moscow có đủ tiềm lực để đối phó với các biện pháp trừng phạt của phương Tây, nhưng theo các chuyên gia thì Moscow đang phải đối mặt với các thách thức kinh tế không hề nhỏ. Hiện tại ngoài Mỹ ra thì các đồng minh châu Âu của Mỹ cũng đang cân nhắc thêm các biện pháp để trừng phạt Nga về kinh tế.

Trong tháng 3 vừa qua, sự kiện bán đảo Crimea sáp nhập vào lãnh thổ Nga được coi là một chiến thắng lớn của Tổng thống Putin trước người đồng cấp Obama và các nước NATO. Bán đảo Crimea có vị trí chiến lược, ngay sát nách châu Âu và ngay lập tức Nga bố trí hàng loạt các phương tiện chiến tranh hiện đại, xây dựng cơ sở hạ tầng quân sự tại khu vực mới sáp nhập này.

Rất có thể trong thời gian tới Tổng thống Putin sẽ có những bước đi mới để giúp nước Nga thoát khỏi tình trạng kinh tế đang lạm phát hiện nay. Còn Mỹ và phương Tây sẽ tiếp tục siết chặt các biện pháp trừng phạt Nga cho đến khi tình hình Ukraine được cải thiện.

Theo Yên Hưng (Newsland)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news

Sự trỗi dậy của Trung Quốc: Lý thuyết khác xa thực tế

Các nhà lãnh đạo Trung Quốc luôn kiên định thể hiện cam kết "mô hình quan hệ nước lớn" dựa trên 3 trụ cột là không đối đầu, tôn trọng lẫn nhau và hợp tác đôi bên cùng có lợi. Tuy nhiên, 5 năm qua, cam kết đầu tiên - không đối đầu - dường như đã biến mất khi Trung Quốc tham gia vào những cuộc tranh cãi khác nhau và xung đột với các nước láng giềng.