Người phát ngôn của Thủ tướng Dinouk Colombage cho biết: “Vì tổng thống đang ở ngoài nước nên tình trạng khẩn cấp đã được ban bố để đối phó với tình hình trong nước".
Đảo quốc này đang chìm trong khủng hoảng kinh tế và chính trị sâu sắc khi tổng thống chạy ra nước ngoài. Cách đó vài ngày, một đám đông lớn người biểu tình đã xông vào nơi ở của ông.
Đất nước 22 triệu dân đã phải hứng chịu nhiều tháng mất điện kéo dài, tình trạng thiếu lương thực và nhiên liệu trầm trọng, lạm phát phi mã trong thời kỳ suy thoái nghiêm trọng nhất đã được ghi nhận.
Người dân Sri Lanka tiếp tục yêu cầu Tổng thống Rajapaksa từ chức. Họ cho rằng chính phủ của ông là nguyên nhân của tình trạng quản lý tài chính tồi tệ kinh niên tại nước này.
Toàn cảnh khủng hoảng diễn ra ở Sri Lanka:
Ngày 1/4: Tình trạng khẩn cấp
Tổng thống Rajapaksa đã ban bố tình trạng khẩn cấp tạm thời, trao cho lực lượng an ninh toàn quyền truy bắt và giam giữ các nghi phạm, sau một loạt các cuộc biểu tình.
Ngày 3/4: Nội các từ chức
Gần như toàn bộ nội các Sri Lanka từ chức, khiến Rajapaksa và anh trai ông, thủ tướng Mahinda bị cô lập.
Ngày 5/4: Tổng thống Rajapaksa mất đa số ủng hộ
Tổng thống Rajapaksa mất đa số ủng hộ trong nghị viện khi các đồng minh cũ thúc giục ông từ chức. Ông ấy đã nâng mức tình trạng khẩn cấp.
Ngày 12/4: Nợ nước ngoài vỡ nợ
Chính phủ Sri Lanka tuyên bố không trả được khoản nợ nước ngoài 51 tỷ USD sau khi cạn kiệt ngoại hối để nhập khẩu hàng hóa cấp thiết.
Ngày 9/5: Ngày bạo lực
Một đám đông gồm những người trung thành với chính phủ từ vùng nông thôn tấn công những người biểu tình ôn hòa cắm trại bên ngoài văn phòng tổng thống ở Colombo.
9 người thiệt mạng và hàng trăm người khác bị thương trong các cuộc tấn công trả đũa sau đó. Đám đông nhắm vào những kẻ gây ra bạo lực và phóng hỏa vào nhà của các nhà lập pháp.
Mahinda Rajapaksa từ chức thủ tướng và phải được quân đội giải cứu sau khi hàng nghìn người biểu tình xông vào dinh thự của ông ở Colombo.
Ranil Wickremesinghe lên thay Mahinda.
Ngày 10/5: Lệnh bắn giết
Bộ Quốc phòng đã ra lệnh cho quân đội bắn ngay bất cứ ai tham gia vào việc cướp bóc hoặc "gây nguy hại đến tính mạng".
Ngày 27/6: Sri Lanka đình chỉ bán nhiên liệu
Chính phủ Sri Lanka cho biết nước này đã hết nhiên liệu và tạm dừng tất cả các hoạt động bán xăng, ngoại trừ các dịch vụ thiết yếu.
Ngày 1/7: Kỷ lục lạm phát mới
Chính phủ công bố dữ liệu cho thấy lạm phát đã đạt mức cao kỷ lục trong tháng thứ 9 liên tiếp, một ngày sau khi IMF yêu cầu Sri Lanka kiềm chế giá.
Ngày 9/7: Nhà của Tổng thống Rajapaksa bị đột nhập
Tổng thống Rajapaksa đã bỏ trốn khỏi dinh thự chính thức của mình ở Colombo với sự hỗ trợ của quân đội, ngay trước khi người biểu tình xông vào khu nhà. Ông được đưa đến một địa điểm không được tiết lộ. Đoạn video từ bên trong dinh thự cho thấy những người biểu tình tưng bừng nhảy trong hồ bơi và khám phá các phòng bên trong. Tư dinh của Thủ tướng Wickremesinghe cũng bị phóng hỏa cùng ngày.
Ngày 13/7: Rajapaksa bỏ trốn
Tổng thống Rajapaksa chạy đến Maldives trên một chiếc máy bay quân sự, có phu nhân và hai vệ sĩ tháp tùng.
Tại sân bay, Tổng thống Sri Lanka đã gặp sự cố bẽ mặt. Các nhân viên hải quan không cho phép ông sử dụng dịch vụ VIP mà phải đi qua những quầy check-in công cộng.
(Theo Livemint)