Hiệp định Quan hệ Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) vừa được ký kết gần đây có thể đánh dấu bước chuyển biến xấu hơn trong quan hệ Trung - Mỹ và làm tổn hại đến các thị trường quốc tế, tờ Duowei News chuyên về tin chính trị Trung Quốc tại Mỹ nhận định.
12 nước trong vành đai Thái Bình Dương cuối cùng cũng đã đạt được thỏa thuận TPP do Mỹ khởi xướng vào ngày 5/10 sau 5 năm đàm phán. Trung Quốc, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, đã không có mặt trong thỏa thuận này. TPP là một hiệp định toàn diện, tiêu chuẩn cao nhằm hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, việc làm và giải quyết các vấn đề thương mại của thế kỷ 21.
Thỏa thuận này dự kiến sẽ tạo ra một khu vực thương mại tự do lớn nhất trên thế giới, với nỗ lực tăng cường ảnh hưởng của Mỹ tại châu Á trong bối cảnh cạnh tranh ngày một tăng với Trung Quốc. Một số nhà quan sát xem đây như một phiên bản kinh tế của NATO.
Theo Duowei, Tổng thống Barack Obama có thể thuyết phục Quốc hội thông qua thỏa thuận này bởi ông đã đưa ra nỗi sợ của nước Mỹ, đó là Trung Quốc có thể bắt đầu viết ra quy tắc thương mại toàn cầu.
Tổng thống Mỹ Barack Obama và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Nhà Trắng ngày 25/9. Ảnh: Tân Hoa Xã |
Sự phản đối TPP đối với quan hệ Trung - Mỹ có nhiều ảnh hưởng tích cực hơn, Duowei nhận định. Tờ báo lưu ý rằng hiệp định này rất có thể kết thúc như một biểu tượng cho mối quan hệ song phương tồi tệ giữa 2 nước. Do đó, TPP được xem như một phần của chiến lược "xoay trục châu Á". Hiện Washington đang gây nhiều áp lực cho Trung Quốc về các hoạt động cải tạo đất và thái độ quyết đoán trong tranh chấp lãnh thổ trên Biển Đông.
Duowei tin rằng thay vì đàn áp Trung Quốc bằng sức mạnh quân sự, Mỹ hiện đang dùng áp lực kinh tế để kiềm chế Trung Quốc, cho phép họ tránh đối đâù trực tiếp trong khi vẫn nâng cao được sự kiểm soát với các nước trong khu vực.
Lợi ích chung giữa Trung Quốc và Mỹ còn lớn hơn sự khác biệt giữa 2 bên nhưng Mỹ không nhìn nó theo cách này. Bắc Kinh đã có những nỗ lực để tạo ra trạng thái đôi bên cùng có lợi nhưng sự miễn cưỡng của Washington một lần nữa phản ánh sự thiển cận và kiêu ngạo của phương Tây, Duowei nói thêm.
Ngoài Trung Quốc, "kẻ thu cuộc" lớn nhất trong thỏa thuận TPP là WTO, Duowei nói. Một trong những chức năng quan trọng nhất của WTO là thi hành các quy định kiềm chế sự bảo hộ, đó chính xác là những gì mà TPP sắp làm bởi nó lập ra các hàng rào để thâm nhập. Duowei nói thêm rằng thỏa thuận này có thể tạo ra tác động tiêu cực tới thị trường quốc tế và trật tự kinh tế toàn cầu.
Mặc khác, một số nhà phân tích Trung Quốc tin rằng TPP không hoàn toàn tồi tệ đối với Trung Quốc bởi nó có thể tạo nhiều áp lực hơn cho chiến lược "cải cách sâu sắc" của nước này. Tổng thống Nga Vladimir Putin nói rằng các lệnh trừng phạt của phương Tây xuất phát từ vấn đề sáp nhập bán đảo Crimea hồi năm ngoái có thể khiến Nga phát triển độc lập hệ thống tài chính của mình. Tương tự, việc không gia nhập TPP nghĩa là Trung Quốc giờ đây có thể tập trung đẩy mạnh phát triển các sáng kiến riêng của mình, như Ngân hàng Đầu tư Cơ sở hạ tầng châu Á do nước này dẫn đầu (Mỹ từ chối tham gia) cũng như tham vọng "Vành đai và con đường" để thúc đẩy liên kết và hợp tác xuyên Á - Âu.
Tác động của TPP có thể không kinh khủng như những gì các nhà phân tích hay báo chí nhận định. Duowei nói rằng các thành viên TPP sẽ sớm nhận ra họ phải đang từ bỏ nhiều quyền cho Mỹ hơn so với những lợi ích đạt được.
Bảo Linh (theo Wantchinatimes)