(Tinmoi.vn) Trung Quốc hôm thứ 6 biện hộ rằng luật cấm đánh bắt cá trong vùng biển tranh chấp ở biển Đông là để chống lại những chỉ trích từ Mỹ, cho rằng những luật này tuân theo các quy ước quốc tế.
Các ngư dân Philippines đang mang cá lên thị trấn ven biển Infanta, tỉnh Pangasinan, Philippines ngày 7/5. Họ cho biết các tàu tuần tra biển Trung Quốc từ năm ngoái đã cấm họ không được hoạt động trong vùng biển tranh chấp ở biển Đông. Ảnh: AP |
Tỉnh Hainan, Trung Quốc đã thông qua luật này, đưa vào hiệu lực từ ngày 1/1. Theo đó, Trung Quốc yêu cầu các tàu cá nước ngoài phải được họ chấp thuận khi đi vào vùng nước này, mà theo chính quyền địa phương là thuộc phạm vi kiểm soát của Trung Quốc.
Tuyên bố của Bắc Kim bao gồm gần như toàn bộ nguồn dầu và khí đốt ở biển Đông và bác bỏ mọi lý lẽ của các quốc gia láng giềng.
Washington đã gọi luật cấm đánh bắt này “khiêu khích và có đe dọa tiềm tàng”, dẫn đến việc Bộ Ngoại giao Trung Quốc phản bác mạnh mẽ hôm thứ 6 (10/1).
Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Hua CHunying nói: “Chính phủ Trung Quốc có quyền và trách nhiệm sửa đổi lại các quy định về biển đảo và đá ngầm cũng như tài nguyên vi sinh cho thích hợp”, thể theo luật quốc gia và quốc tế.
Theo bà, quy định này chỉ là “sửa đổi theo pháp luật” những điều luật quản lý vùng biển giàu khoáng sản của tỉnh Hainan của Trung Quốc đã tồn tại từ lâu. Bà nói rằng nếu các chính phủ nước ngoài khác phản đối về việc Bắc Kinh cố tình gây khó dễ thì điều đó xuất phát từ “những động cơ sau này”của họ.
Tuyên bố “chọc điên” Mỹ và các láng giềng
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry (trái) trong cuộc phọp tháng trước với Tổng thống Philippines Benigno Aquino III tại điện Tổng thống Malacanang, Manila. Mỹ cam kết bảo vệ các đồng minh ở Đông Nam Á khiến Washington cũng "góp một chân" trong những tranh chấp leo thang giữa Trung Quốc và các nước láng giềng ở Biển Đông. (Aaron Favila / AP / 17/12/2013). |
Những tranh chấp biển mới đây nhất là những tuyên bố chồng chéo lên nhau về các đảo và nguồn tài nguyên ở các tuyến đường thủy Đông Nam Á đông đúc của các quốc gia láng giềng khiến làm căng thẳng trong khu vực ngày càng tăng lên gay gắt, gần hai tháng sau khi Trung Quốc tuyên bố vùng nhận diện phòng không AIDZ trùm lên các quần đảo tranh chấp ở Biển Đông.
Theo đó, các máy bay nước ngoài khi bay qua khu vực này phải gửi kế hoạch bay cho Bắc Kinh mặc dù Mỹ, Nhật và Hàn Quốc đã điều máy bay chiến đấu bay qua khu vực này mà không cần Bắc Kinh cho phép.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Jen Psaki cho các phóng viên Washington biết hôm thứ 5: “Việc thông qua các luật cấm các quốc gia khác đánh bắt cá trong các khu vực tranh chấp ở Biển Đông là một hành động có nguy cơ mạo hiểm và có tính khiêu khích. Trung Quốc vẫn chưa đưa ra bất kỳ giải thích hay cơ sở luật pháp quốc tế cơ bản nào cho những tuyên bố về vùng biển rộng lớn này.”
Bộ Ngoại giao Philippines đã phát đi một tuyên bố hôm qua rằng những nỗ lực kiểm soát vùng đánh bắt cá đơn phương từ Trung Quốc làm leo thang căng thẳng và những phức tạp không cần thiết tại biển Đông, đe dọa hòa bình và sự ổn định trong khu vực.
Trong khi Đài Loan đã tuyên bố không chấp nhận những luật này là có giá trị.
Các tranh chấp khu vực về một cụm các đảo nhỏ ở Biển Đông nảy sinh sau tuyên bố của Trung Quốc về quần đảo Điếu Ngư hay Sensaku theo cách gọi của Nhật Bản đã làm nảy sinh một loạt xung đột về không phận và lãnh hại. Các chuyên gia cảnh báo kết quả sẽ dẫn đến một xung đột hay một phép tính sai làm tăng căng thẳng giữa các cường quốc châu Á.
Biển Đông cùng với các khách hàng ven biển từ Malaysia tới Nga đều là các đối tác kinh tế tiềm năng đốivới những ai quan tâm đến những tuyến đường biển chuyên chở hơn 1.2 nghìn tỷ USD hàng hóa hàng năm giữa Mỹ và các đối tác thương mại Viễn Đông.
Tuyên bố đầy tham vọng về chủ quyền có xu hướng đang tăng lên của Trung Quốc phản ánh một trò chơi quyền lực với Washington và tiếp tục vận dụng ảnh hưởng và những tuyên bố tự xưng để gây áp lực lên các quốc gia đối địch khác.
W2 (Theo Reuters/LA Times)
Tin mới/Seatimes