Ngay khi còn là một ứng cử viên, Donald J. Trump đã sử dụng những lời lẽ vô cùng cứng rắn với Trung Quốc, ông tuyên bố rằng "chúng ta đã sẵn sàng cho một cuộc chiến tranh thương mại" và gợi ý một rằng "chúng ta có sức mạnh vượt trội Trung Quốc, sức mạnh kinh tế."
Trở thành tổng thống của Hoa Kỳ, ông Trump có thể sử dụng thương mại - một nền tảng của sự gia tăng dân túy của ông - như một vũ khí, với khả năng thay đổi mạnh mẽ hai nền kinh tế lớn nhất thế giới, cũng như các công ty, các ngành công nghiệp và những người lao động phụ thuộc vào những quan hệ thương mại chặt chẽ trị giá hàng trăm tỷ đô la giữa hai nước. Nhưng nếu cuộc chiến này nổ ra, Trung Quốc sẽ có rất ít công cụ để có thể chống lại Hoa Kỳ.
Trump có nhiều lợi thế để tấn công thương mại Trung Quốc. Ảnh: NYT |
Cắt giảm thương mại sẽ không mang các công việc sản xuất mà chính Mỹ đã đưa đến cho Trung Quốc trong những thập kỷ trước khi nước châu Á này trở thành công xưởng của thế giới. Hiện tại, thậm chí một số ngành công nghiệp đã từng rời khỏi Hoa Kỳ những trước đây, chẳng hạn như may mặc và một số ngành công nghiệp nhẹ, cũng đang rời khỏi Trung Quốc để tìm những nơi rẻ hơn. Một lập trường hiếu chiến với Trung Quốc cũng có nguy cơ làm mất lòng một chính phủ độc tài cùng một thương hiệu riêng của chủ nghĩa dân tộc kinh tế.
Tuy nhiên, thực tế đáng lo ngại đối với Bắc Kinh là ông Trump có nhiều cách khác nhau để có thể chống lại Trung Quốc trong các hoạt động thương mại mà ông Trump, những người ủng hộ của ông hoặc những người trong ngành công nghiệp bị ảnh hưởng của Mỹ xem là không công bằng. Trung Quốc bán một lượng lớn hàng hóa sang Hoa Kỳ và giải pháp đầu tiên mà Trump có thể áp dụng là tăng thuế với các mặt hàng này.
Các cơ hội để Trung Quốc trả đũa sẽ cực kỳ hạn chế. Xét trong cán cân thương mại giữa hai bên, Trung Quốc hàng từ Hoa Kỳ ít hơn so với Hoa Kỳ mua từ Trung Quốc.
Nhưng Trung Quốc có thể thực hiện một số cuộc tấn công chiến lược nhằm vào các mục tiêu như Boeing, các hãng xe Mỹ và nông dân Mỹ. Một ví dụ, Bắc Kinh hiện đang kiểm soát chặt chẽ hơn các hãng hàng không của Trung Quốc, và đôi khi họ có thể quay sang các hợp đồng với Airbus, đối thủ châu Âu của Boeing, khi các quan chức của Bắc Kinh cảm thấy rằng Washington không hợp tác.
"Boeing đã lên tiếng than phiền: 'Chúng tôi đã là bạn khá tốt với Trung Quốc. Tại sao chúng tôi luôn luôn là một mục tiêu?' " He Weiwen, một cựu quan chức của Bộ thương mại Trung Quốc hiện là đồng giám đốc chương trình hợp tác Trung Quốc-Hoa Kỳ-E.U nói.
Hoặc Trung Quốc có thể tàn phá toàn bộ chuỗi cung ứng rộng lớn và tinh vi đằng sau một loạt các sản phẩm như iPhone và phụ tùng ôtô. Sáu năm trước, việc Trung Quốc hạn chế xuất khẩu khoáng sản những khoáng sản quan trọng dẫn đến sự phản đối toàn cầu của các nhà sản xuất.
Dấu hiệu ban đầu cho thấy thương mại có thể chiếm một vị trí nổi bật hơn trong chương trình nghị sự với Trung Quốc của. Dưới thời Tổng thống Obama, ông đã "giúp đỡ" Bắc Kinh rất nhiều trong việc tuyên bố chủ quyền phi lý tại khu vực Đông Á và đồng thời gia tăng ảnh hưởng của Trung Quốc lên Bắc Triều Tiên.
Trong một tín hiệu mạnh mẽ, ông Trump đã quay sang Dan DiMicco, người từng có một thời gian dài điều hành ngành thép và là một nhà phê bình thương mại, để giám sát các vấn đề thương mại trong quá trình chuyển đổi quyền lực. Trên một Blog cá nhân, ông DiMicco đổ lỗi sự suy giảm công nghiệp của Mỹ cho các gian lận của các đối tác thương mại, đặc biệt là Trung Quốc.
"Hillary Clinton đã tuyên bố rằng Chính sách thương mại của Trump sẽ bắt đầu một cuộc Chiến tranh Thương mại, nhưng bà ấy không nhận ra rằng chúng ta đã ở trong cuộc chiến đó rồi", ông Dan DiMicco viết trên blog của mình mùa hè năm ngoái. "Trump rõ ràng nhìn thấy điều đó và ông sẽ làm việc để chấm dứt cuộc Chiến tranh Thương mại với "Kẻ Hám Lợi" Trung Quốc! Cuộc chiến tranh đó đã được tiến hành để chống lại chúng ta trong gần 2 thập kỷ!"
Trung Quốc trong hai ngày qua đã nhấn mạnh rằng một mối quan hệ lành mạnh sẽ có lợi cho cả hai bên. Hôm thứ Năm, Lu Kang, một phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết: " Một mối quan hệ kinh doanh ổn định và thịnh vượng là bắt buộc với lợi ích chung của cả hai nước để cùng phát triển lâu dài, và bất kỳ chính trị gia Mỹ nào cũng sẽ đưa ra những chính sách vì lợi ích của đất nước và người dân Mỹ. "
Quan điểm của ông Trump đã làm "đổi chiều" quan điểm thương mại tự do của đảng Cộng hòa trong những năm gần đây và báo hiệu sự trở lại với quan điểm cứng rắn hơn của chính quyền Reagan, người đã nhiều lần lặp đi lặp lại về sự tụt hậu thương mại so với Nhật Bản.
Kể từ thời Tổng thống Ronald Reagan, đảng Cộng hòa và đảng Dân chủ cũng như chính quyền đã rất miễn cưỡng trong việc đối đầu với các nước khác bằng cách trợ giá hoặc phá giá xuất khẩu, có thể vì thấy hiệu quả không rõ ràng hoặc vì một nguy cơ quan hệ ngoại giao hoặc thấy đây là một chiến lược gây hại.
"Đây là loại công cụ bạn học ở trường luật, và trong những ngày đầu của sự nghiệp luật pháp," Alan H. Price, một luật sư lâu năm cho các ngành công nghiệp thép và nhôm của Mỹ tại Wiley Rein nói. Tuy nhiên khi được sử dụng, các biện pháp này không phải lúc nào cũng hiệu quả.
Trong một ví dụ hiếm hoi, Tổng thống Obama đã sử dụng quyền hạn của mình để áp đặt thuế lên đến 35% vào hoạt động nhập khẩu lốp xe Trung Quốc ngay sau khi ông nhậm chức. Mức thuế này nhằm nhắc nhở Trung Quốc về việc họ áp thuế cao đối với sản phẩm thịt gà Mỹ và các sản phẩm ô tô. Cả hai nước đều than phiền với Tổ chức Thương mại Thế giới, tổ chức thường được cho là đứng về phía Hoa Kỳ.
Chính sách này đã dẫn đến việc Hoa Kỳ sản xuất nhiều lốp xe hơn, nhưng hoạt động nhập khẩu lốp xe từ các nước khác Trung Quốc cũng tăng nhanh hơn, điều này dẫn đến khủng hoảng dư thừa. Và chính quyền Obama sau đó trở nên thận trọng hơn về thách thức Trung Quốc bằng các chế tài hạn chế thương mại.
Bất cứ hành động thương mại nào của Trump cũng sẽ phải đối mặt với những giới hạn.
Năm nay, ông đề cập đến việc áp đặt mức thuế lên tới 45% đối với tất cả các mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc. Nhưng sau đó, ông đã tránh đưa ra chi tiết cụ thể - và cũng cần phải nói thêm rằng ông Trump bị hạn chế quyền lực để có thể làm như vậy bất cứ lúc nào. Luật pháp chỉ cho phép ông Trump áp đặt thuế quan không quá 15%, trong không quá 150 ngày, đối với tất cả các mặt hàng nhập khẩu, trừ khi tình trạng khẩn cấp quốc gia được công bố. Một luật khác cho phép ông Trump có thể áp đặt thuế đối với một số mặt hàng mục tiêu, chứ không phải tất cả.
Vậy nên nếu ông Trump muốn báo hiệu lập trường hiếu chiến một cách nhanh chóng, ông có thể nhắm đến mục tiêu nhập khẩu thép và nhôm từ Trung Quốc. Chính quyền Obama để chuẩn bị để nộp một khiếu nại lên Tổ chức Thương mại Thế giới chống lại Trung Quốc với tuyên bố rằng nước này đã thực hiện các biện pháp trợ giá xuất khẩu nhôm. Cả Hoa Kỳ, Nhật Bản và Liên minh châu Âu đã phàn nàn rằng các khoản trợ cấp của chính phủ Trung Quốc đối với ngành công nghiệp sản xuất thép khổng lồ của nước này đã gây ra dư thừa hàng triệu tấn thép trên thị trường thế giới mỗi năm.
Trung Quốc dễ bị tổn thương hơn trong cuộc chiến này bởi sự mất cân bằng tuyệt đối trong cán cân thương mại với Mỹ. Trong hơn một thập kỷ qua, tính trung bình khi Trung Quốc bán sang Mỹ 4 đô la hàng hóa, thì họ chỉ mua về từ Mỹ lượng hàng hóa trị giá 1 đô la. Hoạt đông xuất khẩu sang Mỹ chiếm khoảng 4% GDP của nền kinh tế Trung Quốc; trong khi đó hoạt động xuất khẩu của Mỹ sang Trung Quốc chỉ chiếm khoảng hai phần ba của 1% (tức chưa đến 0,7%) nền kinh tế Hoa Kỳ.
"Chúng tôi không có nhiều công cụ lựa chọn để trả thù Mỹ, bởi vì chúng tôi xuất khẩu nhiều hơn chúng tôi nhập khẩu", ông He, một quan chức trước đây của Bộ Thương mại Trung Quốc cho biết.
Tuy nhiên, Trung Quốc có thể gây tổn thương cho khu vực nhạy cảm đang tạo việc làm tại Mỹ, giống như hãng máy bay Boeing.
Boeing có thể trở thành "nạn nhân" trong cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung. Ảnh: NYT |
Boeing từ chối bình luận về vấn đề này, đại diện của hãng chỉ nói: "Chúng tôi chúc mừng Tổng thống mới đắc cử Trump cùng các nghị sĩ vừa được bầu làm thành viên của Quốc hội và chúng tôi mong được làm việc với họ để chắc chắn rằng chúng tôi có thể tiếp tục đóng góp vào việc phát triển nền kinh tế toàn cầu và bảo vệ người dân của chúng ta."
General Motors và Ford Motor coi Trung Quốc là một thị trường có đóng góp lớn vào doanh số bán hàng. Họ chủ yếu sản xuất tại Trung Quốc các sản phẩm cung cấp cho thị trường trong nước. Nhưng phần lớn các hoạt động thiết kế và kỹ thuật vẫn được thực hiện tại Hoa Kỳ. Trung Quốc có thể làm tổn thương ngành sản xuất ô tô của Hoa Kỳ bằng cách áp dụng các chính sách trong nước để trợ giúp các đối thủ châu Âu lớn của Mỹ, đặc biệt là Volkswagen và Mercedes-Benz.
Các công ty Mỹ khác có thể sẽ ít phản đối việc hạn chế thương mại hơn so với trong quá khứ. Một số công ty của Mỹ đang phải trầy trật để có thể bán được hàng ở Trung Quốc. Bắc Kinh đã chỉ đạo các hợp đồng với các công ty viễn thông Trung Quốc sau tiết lộ của Edward Snowden về hoạt động thu thập thông tin tình báo của Mỹ tại Trung Quốc. Và các doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc đã chuyển nhiều tài sản của họ trong các hoạt động kinh doanh, ngân hàng, đầu tư của họ từ Wall Street về các công ty trong nước.
Nông dân Mỹ đã hoan nghênh việc mua hàng từ Trung Quốc, nhưng không rõ họ có thể bị tổn thương như thế nào bởi các hành động thương mại. Thịt gà, đậu tương, ngô và các loại thực phẩm khác là hàng hóa được giao dịch trên nhiều thị trường trên thế giới, và người nông dân thường có thể bán ở nơi khác.
Hàng Trung Quốc từ lâu đã giúp giữ giá thấp cho người Mỹ. Nhưng hoạt động xuất khẩu của Trung Quốc ngày càng đánh mất lợi thế giá rẻ của mình vì chi phí lao động ở Trung Quốc đã tăng lên và các nước như Indonesia, Việt Nam và Ấn Độ đang mở rộng sản xuất.
Vũ khí tiềm năng lớn nhất của Trung Quốc là phá vỡ các chuỗi cung ứng của các công ty đa quốc gia băng cách tạm ngừng xuất khẩu nguyên liệu quan trọng hoặc các thành phần. Nhưng điều đó có thể làm tổn hại đến danh tiếng của Trung Quốc như là một nhà cung cấp đáng tin cậy.
"Tôi không nghĩ rằng chúng tôi sẽ đi quá xa vào lúc này, bởi vì có rất nhiều cơ hội để đàm phán", ông He nói. "Nếu chúng tôi bị tác động quá nhiều, không có gì có thể được loại trừ."
Quý Vũ ( The New York Times)