Tin mới

Trung-Nhật ráo riết cạnh tranh, giành ảnh hưởng ở Đông Nam Á

Thứ ba, 08/09/2015, 09:36 (GMT+7)

Trung Quốc và Nhật Bản ngày nay đang bị cuốn vào cuộc chạy đua tranh giành tầm ảnh hưởng trong khu vực Đông Nam Á vốn có tiềm năng trong hợp tác và phát triển.

Trung Quốc và Nhật Bản ngày nay đang bị cuốn vào cuộc chạy đua tranh giành tầm ảnh hưởng trong khu vực Đông Nam Á vốn có tiềm năng trong hợp tác và phát triển.

Mối quan hệ Trung-Nhật đang ngày càng trở nên xấu đi trong những năm qua. Nhiều sự kiện đã làm trầm trọng thêm xu hướng này.

Đầu tiên là tranh chấp chủ quyền trên biển Hoa Đông. Trung Quốc và Nhật Bản đều đơn phương tuyên bố chủ quyền trên quần đảo Senkaku còn Bắc Kinh gọi là Điếu Ngư.

Trong khi sức mạnh quân sự Trung Quốc đang ngày càng được cải thiện, Nhật Bản đang tìm cách tăng cường an ninh trong khu vực.

Chính sách khôi phục quân đổi Nhật Bản của Thủ tướng Shinzo Abe là một trong những bước đi chiến lược nhằm đối trọng với Trung Quốc.

 

Trung Quốc đã có những phản ứng bằng cách cáo buộc Nhật Bản theo đuổi "chủ nghĩa xét lại lịch sử". Cùng với những quan ngại về an ninh, Toyko cũng coi Bắc Kinh là một mối đe dọa trong lĩnh vực kinh tế.

Trung Quốc đang vượt qua Nhật Bản để trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới vào năm 2010 cũng như tiếp tục là đối tác thương mại lớn nhất trong ASEAN.

Theo trang mạng Global Risk Insights, cả Trung Quốc và Nhật Bản đều đang trong cuộc chạy đua giành tầm ảnh hưởng ở khu vực Đông Nam Á.

Tăng cường quan hệ quốc phòng

Cho rằng Trung Quốc đang ngày càng hung hăng, Nhật Bản đã lựa chọn bước đi tăng cường quan hệ quốc phòng song phương trong khu vực.

Chính sách của Tokyo đã nhận được những phản ứng tích cực từ một số quốc gia Đông Nam Á.

Brunei, Malaysia, Philippines và Việt Nam đều có những mâu thuẫn chủ quyền, hàng hải ở Biển Đông với Trung Quốc. Trong nỗ lực nhằm kiềm chế Bắc Kinh, Tokyo đang tích cực hợp tác quốc phòng với các quốc gia này.

Năm 2014, các nhà lãnh đạo Việt Nam và Nhật Bản đã ký thỏa thuận hợp tác chiến lược sâu rộng nhằm mở rộng mối quan hệ an ninh hàng hải.

Tháng 3/2015, Nhật Bản và Indonesia ký một hiệp ước hợp tác quốc phòng, trong đó Nhật Bản hỗ trợ năng lực xây dựng của lực lượng Indonesia.

Hai bên cũng đồng ý khởi động "diễn đàn hàng hải Nhật Bản-Indonesia" để xem xét vấn đề an ninh hàng hải.

Tháng 5/2015, Nhật Bản và Malaysia nhất trí tăng cường quan hệ quốc phòng bao gồm "nâng cao quan hệ song phương trở thành đối tác chiến lược, hợp tác trong lĩnh vực thiết bị quốc phòng cũng như đảm bảo an ninh hàng hải".

Tổng thống Philippines Benigno Aquino đã tới Nhật Bản vào tháng 6/2015 với dự định đạt thỏa thuận mua bán vũ khí và tăng cường hợp tác quân sự song phương.

Một thỏa thuận quan hệ đối tác chiến lược giúp Nhật Bản cung cấp cho Philippines các trang thiết bị và công nghệ quân sự nhằm tăng cường bảo vệ khu vực bờ biển ở Biển Đông.

Mở rộng đầu tư và thương mại song phương

Lãnh đạo các nước Mekong, Nhật Bản dự Hội nghị cấp cao lần thứ 7.

GDP của các quốc gia ASEAN ước tính đạt 2.400 tỷ USD năm 2013. Điều này đã tạo nên nền kinh tế lớn thứ 7 trên thế giới với tiềm năng trở thành nền kinh tế lớn thứ 4 vào năm 2050. 

Với hơn 600 triệu người, thị trường tiềm năng của ASEAN thậm chí còn lớn hơn Bắc Mỹ hay Liên minh châu Âu (EU). Đây là yếu tố quan trọng thúc đẩy nguồn đầu tư trong khu vực.

Trung Quốc hiện đang là đối tác thương mại hàng đầu của ASEAN với tổng kim ngạch thương mại lên tới 366,5 tỷ USD trong năm 2014. Trong khi đó, Nhật Bản-ASEAN chỉ đạt mức 229 tỷ USD.

Nhật Bản đang tìm cách thu hẹp khoảng cách này bằng việc mở rộng hợp tác kinh tế trong khu vực.

Trong Hội nghị Cấp cao Mekong-Nhật Bản diễn ra hồi tháng 7 vừa qua, ông Abe cam kết hỗ trợ hơn 6,1 tỷ USD cho các quốc gia bao gồm Campuchia, Việt Nam, Lào, Myanmar và Thái Lan.

Nhằm cạnh tranh với Ngân hàng Đầu tư Hạ tầng châu Á (AIIB) do Trung Quốc khởi xướng, Nhật Bản tuyên bô sẽ đầu tư 110 tỷ USD hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng ở châu Á.

Trung Quốc và Nhật Bản cũng cạnh tranh nhằm xây dựng tuyến đường sắt cao tốc đầu tiên ở Indonesia.

Bắc Kinh đề xuất cho thực hiện dự án với chi phí 4 tỉ USD, hỗ trợ lãi suất 2%/năm. Trong khi đó, Tokyo đưa ra dự án có kinh phí 3,3 tỉ USD với khoản vay ưu đãi chiếm 75% ngân sách cần thiết.

Nhật Bản và các quốc gia Đông Nam Á có nhiều cơ hội nâng cao an ninh và hợp tác kinh tế. Tuy vậy, các quốc gia trong khu vực đang phải đứng giữa hai cường quốc vốn cạnh tranh nhau mạnh mẽ.

Nhiều nước lựa chọn hợp tác với Nhật Bản ở một mức độ nhất định nhằm không làm mất lòng Trung Quốc.

Dường như điều này sẽ không gây tổn hại đến các mối quan hệ hợp tác, ít nhất là trong thời gian ngắn.

Đăng Nguyễn (theo Global Risk Insights)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news

Sự trỗi dậy của Trung Quốc: Lý thuyết khác xa thực tế

Các nhà lãnh đạo Trung Quốc luôn kiên định thể hiện cam kết "mô hình quan hệ nước lớn" dựa trên 3 trụ cột là không đối đầu, tôn trọng lẫn nhau và hợp tác đôi bên cùng có lợi. Tuy nhiên, 5 năm qua, cam kết đầu tiên - không đối đầu - dường như đã biến mất khi Trung Quốc tham gia vào những cuộc tranh cãi khác nhau và xung đột với các nước láng giềng.