Tòa án tối cao Trung Quốc hôm qua 2/8 ngang ngược tuyên bố sẽ bỏ tù những ngư dân đánh bắt cá trái phép trên tất cả các vùng biển “của Trung Quốc”, bao gồm cả khu vực Biển Đông mà Bắc Kinh đơn phương và đòi hỏi chủ quyền vô lý.
Theo "biện bạch" của Tòa án nhân dân tối cao Trung Quốc SPC, quy định này nhằm làm rõ "quyền tài phán" phi lý đối với vùng biển mà nước này đơn phương "nhận vơ" là có quyền quản lý.
Theo cách "biện minh" của Trung Quốc, những vùng biển có quyền tài phán không chỉ bao gồm vùng nội thủy, lãnh hải mà còn cả những khu vực như vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa. Nếu như vậy, qui định mới này
SPC "rêu rao" rằng, Bắc Kinh sẽ thực thi quyền tài phán trên vùng lãnh hải của Trung Quốc, với mục đích "hỗ trợ chính quyền trong việc quản lý các vấn đề hàng hải và bảo vệ chủ quyền, lợi ích hàng hải của Trung Quốc".
Trung Quốc ngang ngược tuyên bố sẽ bỏ tù những ngư dân đánh bắt trên khu vực Biển Đông. |
Cơ quan luật pháp này ngang ngược qui định, bắt đầu từ hôm qua 2/8, những người "cố ý xâm nhập trái phép cái gọi là 'lãnh hải Trung Quốc' và ngoan cố không rời đi khi bị yêu cầu, có thể sẽ bị phạt hành chính, bị bắt giam, giám sát hoặc bỏ tù tối đa một năm.
Điều này đồng nghĩa với việc quy định này sẽ được áp dụng tại toàn bộ khu vực Biển Đông-nơi Tòa trọng tài quốc tế vừa ra phán quyết bác bỏ "yêu sách chủ quyền phi lý" mà Bắc Kinh tuyên bố.
Thậm chí, Tòa Trung Quốc còn ngang nhiên khẳng định, quy định này là hoàn toàn phù hợp với luật pháp Trung Quốc và Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) mà Trung Quốc là thành viên.
Theo giới chuyên gia nhận định, "qui định" ngang ngược này của Trung Quốc là hành động nhằm đáp trả việc các kế hoạch đảm bảo tự do hàng hải mà Mỹ nhiều lần thực hiện tại Biển Đông.
Tòa Trung Quốc ban hành "qui định" ngang ngược này không lâu sau phán quyết của Tòa trọng tài Quốc tế, bác bỏ giá trị pháp lý của "đường lưỡi bò"-yêu sách chủ quyền mà Trung Quốc đơn phương vẽ ra nhằm tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông.
Đánh giá về qui định trên của SPC, giáo sư luật Michael C.Davis thuộc Đại học Hồng Kông khẳng định, đây được coi là một động thái "gây lo lắng". Ông David cảnh báo, qui định này có thể khiến những ngư dân Philippines và các quốc gia láng giềng hoạt động trong vùng biển này có thể bị trấn áp bởi các tàu Trung Quốc và chịu "khởi tố một cách phi pháp với phán quyết".
Nghiêm Thu