Tin mới

Trung Quốc nuôi kỳ vọng vào “một vành đai, một con đường”

Thứ tư, 15/07/2015, 19:30 (GMT+7)

Trung Quốc kỳ vọng rằng sáng kiến “Một vành đai, một con đường” của mình sẽ vực dậy nền kinh tế trong nước, giúp Bắc Kinh có được ảnh hưởng kinh tế tại nhiều khu vực.

Trung Quốc kỳ vọng rằng sáng kiến “Một vành đai, một con đường” của mình sẽ vực dậy nền kinh tế trong nước, giúp Bắc Kinh có được ảnh hưởng kinh tế tại nhiều khu vực.

Những tác động chính trị của ý tưởng "Một vành đai, một con đường" (Con đường Tơ lụa trên biển và Vành đai kinh tế Con đường Tơ lụa) của Trung Quốc đã được đưa ra thảo luận rộng rãi. Nó có ý nghĩa gì với Trung Quốc: Đó là tăng sự hiện diện cũng như ảnh hưởng kinh tế của họ tại khu vực, từ Trung Á đến Ấn Độ Dương, Trung Đông và thậm chí là châu Âu?

Tuy nhiên, với các nhà lãnh đạo Trung Quốc, trọng tâm của ý tưởng này lại khác. Mang tầm nhìn Chính sách đối ngoại hoành tráng, mục tiêu ngắn hạn lớn,  "Một vành đai, một con đường" chắc chắn sẽ khiến nền kinh tế Trung Quốc tiếp tục tiến lên mạnh mẽ - đặc biệt là khu vực đang tăng trưởng như miền trung và miền tây.

Các bài báo gần đây của Tân Hoa Xã đã có cái nhìn lạc quan về lợi ích kinh tế của chiến lược này. Trùng Khánh, một đô thị nằm ở miền đông tỉnh Tứ Xuyên, miền trung Trung Quốc, đã đăng ký tăng trưởng GDP trong 6 tháng đầu năm 2015 là 10,7%. Đó là tốc độ tăng trưởng cao nhất trong tất cả khu vực hành chính cấp tỉnh của Trung Quốc ( và đến nay, tốc độ này còn cao hơn so với con số dự kiến của Trung Quốc trong năm 2015 - 7%). Tân Hoa Xã cho rằng sự tăng trưởng này cùng với sự kết nối tăng lên ở trung tâm của chiến lược (ví dụ như Đường sắt Quốc tế Á-Âu) sẽ kết nối châu Âu với Trùng Khánh thông qua Trung Á. Là đô thị duy nhất nằm ngoài khu vực ven biển phía đông của Trung Quốc, Trùng Khánh giữ vị thế quan trọng để trở thành trung tâm thương mại chính trong "Vành đai Kinh tế con đường tơ lụa".

Trung Quốc tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng tại khu vực miền trung và miền tây, trọng tâm chiến lược "Một vành đai, một con đường"

Nhưng một bài báo khác của Tân Hoa Xã lại chỉ ra rằng những lợi ích của Trùng Khánh không chỉ ở việc tiếp cận thị trường nước ngoài mà còn ở việc phát triển tăng lên tại thị trường Trung Quốc (hơn 1/4 dân số sống dưới mức nghèo đói - theo quy định của chính phủ Trung Quốc - trong năm 2014), trải qua một sự bùng nổ đầu tư nhờ vào "Một vành đai, một con đường". Việc đầu tư vào bất động sản của tỉnh tây nam này trong 5 tháng đầu năm 2015 đã tăng lên 23% so với năm ngoái, "do sự gia tăng các dự án phát triển cơ sở hạ tầng", Tân Hoa Xã nhận định.

Tân Hoa Xã kết luận rằng với "tiêu chuẩn mới" của nền kinh tế Trung Quốc, nhờ vào chiến lược "Một vành đai, một con đường", khu vực miền trung và miền tây sẽ trở thành "động cơ mới" cho tăng trưởng kinh tế.  Tờ báo cũng duy trì sự lạc quan đối với sáng kiến này  mặc dù thương mại nước ngoài của Trung Quốc trong 6 tháng đầu năm 2015 thực sự đã giảm xuống 6,9% so với năm ngoái, còn 1,89 nghìn tỷ USD.

Trong một bài báo gần đây đăng trên The Diplomat, Jiayi Zhou, Karl Halling và Guoyi Han đã chỉ ra rằng chiến lược "Một vành đai, một con đường" ban đầu không được coi là sáng kiến ngoại giao mà chỉ là cách để chống đỡ cho nền kinh tế đang suy yếu của Trung Quốc, tạo ra nhu cầu xuất khẩu (và giảm bớt những vấn đề dư thừa, gây hại cho nền kinh tế của nước này từ các khoản đầu tư của chính phủ sau khủng hoảng tài chính năm 2008). Các tác giả này bày tỏ quan ngại rằng chiến lược này có thể làm chậm sự chuyển đổi nền kinh tế cần thiết của Trung Quốc. Nó có thể cung cấp một đường huyết mạch giả cho mô hình phát triển cũ kỹ của các khoản đầu tư chính phủ trong sản xuất và cơ sở hạ tầng.

Tuy nhiên, Tân Hoa Xã nhấn mạnh rằng sự phát triển trong tương lai của khu vực miền trung và miền tây của Trung Quốc sẽ không theo khuôn mẫu cũ. Thay vào đó, họ sẽ nhảy cóc bằng cách nhắm vào những tiêu chuẩn cao hơn trong kế hoạch "Made in China 2025". Bản tầm nhìn này tìm cách để biến Trung Quốc từ "công xưởng của thế giới" thành một "cường quốc sản xuất trên thế giới" thực sự, hoàn toàn bằng những sản phẩm và quy trình sản xuất sáng tạo. Tân Hoa Xã thấy tác động của kế hoạch này thể hiện việc Trung Quốc ngày càng nhấn mạnh về hiệu quả và công nghệ trong những nhà máy mới ở khu vực phía tây. Sự phát triển mới cũng nhằm vào mục đích tiến tới chuỗi giá trị mà các nhà lãnh đạo Trung Quốc luôn muốn hướng tới. "Một vành đai, một con đường" sẽ "thúc đẩy Trung Quốc từ xuất khẩu hàng hóa cấp thấp lên hàng hóa cấp cao, xuất khẩu vốn và công nghệ", CEO của Ngân hàng Quốc tế Trung Quốc Li Tong nói với Tân Hoa Xã.

Tiếp đó, "Một vành đai, một con đường" cũng ra đời để thực hiện các mục tiêu kinh tế trong nước của Trung Quốc vì nó không có tầm nhìn địa chính trị lớn. Đồng thời, nó cũng là một phương tiện để phát triển các khu vực nằm sâu trong lãnh thổ Trung Quốc. Thậm chí, trong khi đảm bảo sự tăng trưởng của đất nước là tập trung vào hiệu quả và công nghệ thì nó vẫn tạo cho Trung Quốc tiếng vang trong nỗ lực tiến tới chuỗi giá trị toàn cầu. Tuy nhiên, mục tiêu là vậy nhưng đạt được hay không lại là chuyện khác hoàn toàn. Tân Hoa Xã lưu ý rằng sự biến đổi là một viễn cảnh khó khăn.

Bảo Linh (Theo The Diplomat)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news