Trung Quốc vừa phóng thử nghiệm một tàu vũ trụ vào sáng sớm hôm nay, thứ 6 (24/10) dự kiến sẽ bay quanh quỹ đạo mặt trăng trước khi trở về Trái Đất. Đây là chương trình thám hiểm không gian đầy tham vọng và được xem là bước đầu cho kế hoạch nghiên cứu mặt trăng của quốc gia này.
Tên lửa mang theo tàu tự hành đầu tiên của Trung Quốc Jade Rabbit được phóng lên mặt trăng từ Trung tâm phóng vệ tinh Xichang ở Sichuan, Trung Quốc vào tháng 2/2013
Con tàu vũ trụ không người lái được phóng bởi tên lửa Long March 3C từ Trung tâm phóng vệ tinh Xichang ở Sichuan, phía tây Trung Quốc, theo tin tức truyền thông.
Đây là thử thách trở về mặt đất của tàu vũ trụ phóng lên mặt trăng đầu tiên của Trung Quốc và là thách thức kỹ thuật nổi bật trong việc đảm bảo tàu vũ trụ giảm tốc dần để quay trở lại bầu khí quyển trái đất.
Nếu nó bay quá nhanh, nó sẽ bị đốt nóng và sẽ rất khó để theo dõi và kiểm soát, Hu Hao, thiết kế trưởng của chương trình thám hiểm mặt trăng cho tờ China Daily hay.
Dự kiến, mất một tuần để con tàu bay xung quanh mặt trăng. Nó sẽ kết thúc nhiệm vụ khi hạ cánh ở sân cỏ của Inner Mongolia, Trung Quốc.
Nhiệm vụ này sẽ thử nghiệm công nghệ được dùng trong các vụ phóng sau này, dự kiến được tiến hành vào năm 2017, khi Trung Quốc phóng một tàu thăm dò mặt trăng không người lái lên mặt trăng để thu thập các mẫu đất rồi quay trở về trái đất.
Các phi hành gia Trung Quốc đã thử nghiệm 5 chuyến bay có người lái với lần mới nhất là vào năm 2013, hoàn thành lắp ghép thành công với trạm không gian Tiangong-1.
Vào tháng 12 năm ngoái, Trung Quốc đã đặt một tàu tự hành tên là Jade Rabbit lên mặt trăng nhưng thất bại bởi các vấn đề kỹ thuật, theo tin tức từ tờ China Daily.
Các cuộc thám hiểm mặt trăng
Joan Johnson-Freese, chuyên gia tại Đại học Chiến tranh hàng hải Mỹ cho biết, tàu thám hiểm mặt trăng của Trung Quốc là một bước tiến mới cho chương trình thám hiểm mặt trăng có người lái tiềm năng, đã được Mỹ đưa ra bàn bạc nhưng chưa được chính thức thông qua.
“Đây là sự kiện đáng chú ý không chỉ bởi nó chứng tỏ trình độ kỹ thuật mà về mặt chính trị, nó sẽ đạt được các mục tiêu không gian về dài hạn – đó là điều Mỹ thiếu.”
Trong khi Mỹ đang giảm các chương trình không gian, các quốc gia khác đang nỗ lực cạnh tranh với Trung Quốc trong cái mà các nhà quan sát gọi là cuộc đua không gian châu Á.
Vào tháng Chín, Ấn Độ đã trở thành quốc gia châu Á đầu tiên đưa một tàu thám hiểm bay vòng quanh sao Hỏa.
Biểu tượng chính trị
Trung Quốc đưa phi hành gia lên vũ trụ đầu tiên vào năm 2003 và đã có những bước phát triển nhanh chóng.
Mặc dù vậy, chương trình không gian của họ vẫn chưa sánh được với Mỹ và Liên Xô từ một thập kỷ trước, James A. Lewis, giám đốc và chuyên viên tại Học viện nghiên cứu và Chiến lược Trung tâm tại Washington cho hay.
Với tiến bộ về quân sự và kinh tế ít ỏi, giá trị của chương trình nằm ở chỗ nó có thể định dạng nhận thức bản thân của Trung Quốc như thế nào – việc chứng tỏ sức mạnh quốc gia và sự giàu có sẽ giúp trung Quốc thêm tự tin và quyền lực.
Theo Chi MK (CNN/Người đưa tin)