Tin mới

Trung Quốc sắp tung 'hạm đội' khai thác dầu khí xa bờ, để “vơ vét vàng đen” biển Đông

Thứ ba, 05/08/2014, 06:56 (GMT+7)

  Báo Wall Street Journal ngày 1.8 đưa tin: Trung Quốc (TQ) tăng tốc triển khai lực lượng “đánh bắt dầu xa bờ” có tàu tuần duyên hộ tống vào vùng biển Đông giàu “vàng đen”. Điều này đe dọa sẽ có thêm căng thẳng với các nước láng giềng của TQ.

 

 

Báo Wall Street Journal ngày 1.8 đưa tin: Trung Quốc (TQ) tăng tốc triển khai lực lượng “đánh bắt dầu xa bờ” có tàu tuần duyên hộ tống vào vùng biển Đông giàu “vàng đen”. Điều này đe dọa sẽ có thêm căng thẳng với các nước láng giềng của TQ.

Theo tổ chức HIS Maritime, các công ty, từ Tập đoàn dầu khí xa bờ quốc gia TQ (CNOOC) đến các nhà cung ứng dịch vụ nhỏ đều đã đặt đóng thêm tàu và giàn khoan để khai thác xa bờ trong nửa đầu năm nay, nhiều hơn bất kỳ năm nào kể từ năm 2010 và sẽ còn thêm vô số tàu, giàn khoan nữa.

Ngoài ra, năm ngoái TQ đã đặt đóng một giàn khoan “khủng” 30 tấn hoạt động ở vùng nước sâu, để có thể hoạt động trên biển Đông và đang lên kế hoạch đóng 2 giàn khoan khổng lồ khác.

Các giàn khoan mới này sẽ "bự" y chang chiếc Haiyang Shiyou 981 mà TQ từng ngang ngược hạ đặt phi pháp vào vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam suốt 75 ngày, từ ngày 2.5 đến ngày 15.7 mới “tháo” đem về khu vực quần đảo Hải Nam. Trong thời gian đó, chính phủ và nhân dân Việt Nam đã liên tục phản đối lôai hành xử trắng trợn, trơ trẽn của Bắc Kinh.

Theo IHS Maritime, đơn đặt hàng tàu và giàn khoan dầu trong nửa đầu năm nay đạt tổng cộng 126.300 tấn, gồm nhiều tàu cần cho hoạt động xa bờ lớn, gồm giàn khoan ở vùng nước nông, trung bình, tàu nghiên cứu dư chấn ở vùng nước sâu và tàu hậu cần.

Một nỗ lực song song là tàu tuần duyên TQ: năm ngoái lực lượng này được tổ chức lại, gồm sáp nhập tàu cảnh sát biển, tàu đánh cá và các cơ quan luật biển thành một đơn vị gồm hơn 100 tàu.

Lực lượng này đã đặt hàng đóng mới 40 tàu, dự kiến nhận 15 chiếc trong năm 2014, theo IHS.

Tân Hoa Xã hồi tháng 3 nói mục tiêu tái tổ chức là tăng cường sức mạnh cho lực lượng bảo vệ lãnh hải, cải thiện công tác bảo vệ nguồn tài nguyên biển, bảo vệ quyền lợi biển.

Trong khi TQ đang tranh chấp chủ quyền với Nhật Bản ở vùng biển Hoa Đông, vốn cũng có thể sẽ có thêm sự khai thác dầu từ phía TQ, nhưng Bắc Kinh kỳ vọng nhiều nhất vào biển Đông vì tiềm năng có nguồn dầu thô dự trữ khổng lồ.

Cục thông tin năng lượng Mỹ từng đánh giá biển Đông có trữ lượng cao khoảng 11 tỉ thùng dầu. Các phát hiện gần đây cho thấy khu vực này có thể có nhiều khí tự nhiên hơn dầu, và việc khai thác ở vùng biển sâu sẽ đối diện nhiều rào cản kỹ thuật.

Sự thúc đẩy đóng mới hạm đội “đánh bắt dầu khí xa bờ” này vì TQ cực kỳ khát dầu để đáp ứng nguồn cầu năng lượng quá lớn của họ, nhất là đối với CNOOC, nhà sản xuất dầu khí xa bờ chủ lực của TQ.

CNOOC đang chóng mặt tìm nguồn khai thác mới, để thay thế sản lượng đang cạn dần ở các mỏ đã khai thác.

Sự triển khai “hạm đội” này sẽ giúp TQ có khả năng khai thác các mỏ mới, đồng thời “giương cờ cắm mốc chủ quyền” trong mục tiêu chiếm gần hết biển Đông vốn có các vùng nước sâu, điều kiện thời tiết khắc nghiệt cùng những cuộc tranh chấp của TQ với chủ quyền của Việt Nam, Philippines, Indonesia, Malaysia, Brunei và Đài Loan.

Việc tăng cường “hạm đội” này là một phần đường lối của TQ tại một khu vực mà Bắc Kinh có những mục tiêu đảm bảo an ninh năng lượng cùng những mục đích chính trị, theo chuyên gia an ninh năng lượng Philip Andrews-Speed ở Viện nghiên cứu năng lượng (Singapore).

Ông nói: “Tôi đoan chắc họ sẽ sử dụng các giàn khoan này làm một tuyên bố chính trị cũng như để khai thác dầu, đơn giản là thế”.

Khoan dầu ở các vùng biển sâu là theo trào lưu thế giới, khi các nguồn dầu dự trữ khai thác được đã cạn, các công ty năng lượng phải tìm đến những vùng hẻo lánh và có thể gây ra tranh chấp chính trị.

Một phát hiện lớn ở vùng biển sâu sẽ giúp TQ bảo đảm an ninh năng lượng, “đi tiên phong” trong mục tiêu này là CNOOC và công ty “em” Dịch vụ dầu khí TQ (COSL) của nó.

Sản lượng dầu khí nội địa TQ của CNOOC không thay đổi gì nhiều trong 4 năm qua, và năm 2009, CNOOC nói họ sẽ kiếm được 30 tỉ USD từ các dự án xa bờ trong 20 năm.

Người phát ngôn của CNOOC từ chối bình luận khi được hỏi: liệu “hạm đội” mới có gây ra xung đột với các nước láng giềng của TQ. Bà nói công ty đang theo đuổi một kế hoạch khai thác đã tuyên bố trong năm nay.

COSL sở hữu và điều hành nhiều tàu khai thác dầu, nên được người phát ngôn CNOOC “đá” câu hỏi về “hạm đội” mới. Người phát ngôn COSL nói sẽ công bố số liệu tàu và chỉ tiêu trong báo cáo Doanh thu trong tháng 8 này, và bà cũng “né” câu hỏi liệu sẽ có xung đột tranh chấp chủ quyền giữa TQ với các nước láng giềng.

COSL hiện là công ty khai thác dầu khí xa bờ quốc doanh lớn nhất thế giới, đã có nhiều kinh nghiệm khai thác dầu xa bờ ở Biển Bắc, Vịnh Mexico và Indonesia.

Giàn khoan mới “siêu khủng” của COSL là Haiyang Shiyou 982 dự kiến đóng xong vào năm 2016, để hoạt động ở biển Đông, theo nhà thiết kế Agility Projects (ở Na Uy) và công ty đóng tàu Dalian Shipbuilding Industry Co.

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news