Ngày 18/7, Tân Hoa xã đưa tin "Lũ số 2" năm 2020 đã hình thành ở thượng nguồn sông Dương Tử hôm 17/7. Khi trận lũ lớn tác động lên đập Tam Hiệp, lưu lượng lên đến 61.000 m3/giây vào 8h sáng ngày 18/7, đánh dấu trận lụt lớn nhất tấn công con đập trong năm nay.
Khi lũ đến, Tân Hoa xã tuyên bố Dự án Phức hợp Thủy điện Tam Hợp "hoạt động an toàn và suôn sẻ". Đến 11h sáng, một nhà báo của Tân Hoa xã tuyên bố chứng kiến con đập mở 3 cửa xả lũ dưới thấp, dẫn đến "những dòng nước khổng lồ tuôn ra". Bài báo sau đó tuyên bố rằng những hồ sơ giám sát của nhà điều hành đập cho thấy các thông số chính gồm "sự dịch chuyển, rò rỉ và biến dạng đang nằm trong phạm vi bình thường". Ngoài ra, những chỉ số an toàn của các cấu trúc giữ nước của đập đều ổn định.
>> Xem thêm: 'Hồng thủy số 2' đổ bộ, mực nước hồ chứa Tam Hiệp phá vỡ mọi kỷ lục
Ngoài tốc độ dòng lũ là 61.000 m3/giây, tốc độ dòng chảy ra là 33.000 m3/giây, Tập đoàn Tam Hiệp Trung Quốc còn tuyên bố con đập đã giữ lại 45% nước lũ. Theo báo cáo, sau khi hấp thụ trận lũ mới nhất, mực nước hồ chứa Tam Hiệp đã tăng lên 160,7m, cao hơn mức giới hạn lũ là 15m.
Tập đoàn dự đoán rằng trận lụt sẽ rút sau ngày 18/7 nhưng một đợt lũ mới được dự kiến sẽ đến vào 21/7. Công ty cho biết 32 máy phát điện chính của đập, mỗi máy công suất 700 MW, đã hoạt động hết công suất và kể từ 8h sáng ngày 15/7 đã tạo ra trung bình 22.500 MW/ngày.
Ảnh vệ tinh gây tranh cãi về đập Tam Hiệp (trái) và ảnh của CASC.
Vào ngày 21/7, tờ Hoàn cầu thời báo trích lời các kỹ sư nói rằng "sự biến dạng đàn hồi là có thể phục hồi và không phải vĩnh viễn. Đập Tam Hiệp luôn nằm trong giới hạn thiết kế". Trogn một bài báo khác hôm 22/7, Hoàn cầu thời báo dẫn lời Wang Hao, một học giả của Học viện Kỹ thuật Trung Quốc tuyên bố "vật liệu bê tông được sử dụng cho con đập này khác với bê tông thông thường" và nó sẽ tiếp tục đứng vững, mạnh hơn cho đến khi đạt "sức mạnh đỉnh cao trong 100 năm".
Ngoài tính toàn vẹn của con đập, nhiều người đặt câu hỏi về mục đích kiểm soát lũ có chủ đích của công trình này khi mà lũ lụt gần đây lan rộng cả trên lẫn dưới đập. Một số người dân Trung Quốc ở những nơi bị ngập lụt nghiêm trọng trong năm nay đã nghi ngờ nhà chức trách xả lũ nhiều hơn để bảo vệ con đập, không màng đến nguy hiểm của họ. Hình ảnh vệ tinh của con đập chụp hôm 9/7 cho thấy toàn bộ các cửa xả lũ đều mở bất chấp việc Trung Quốc chỉ thừa nhận mở 3 cửa.
>> Xem thêm: Đập Tam Hiệp ồ ạt xả lũ, thêm 14 người thiệt mạng vì lũ lụt
Vào năm 2019, một hình ảnh Google Maps cho thấy đập Tam Hiệp bị biến dạng nặng. Tuy nhiên, Cao Yi, giám đốc Phòng điều hành của Cơ quan quản lý Lưu vực Tập đoàn Tam Hiệp cho biết hình ảnh này không được chụp trực tiếp bằng vệ tinh, nó đã qua xử lý bằng một loạt thuật toán và không còn chính xác.