Tổng thống Barack Obama đã thừa nhận rằng các cuộc tấn công khủng bố Paris là một “bước lùi ghê sợ và kinh khủng” trong cuộc chiến đấu chống IS, nhưng ông đã bác bỏ mạnh mẽ những người chỉ trích kêu gọi Mỹ thay đổi hay mở rộng chiến dịch quân sự chống lại nhóm cực đoan này.
Tổng thống Barack Obama tại một cuộc họp báo sau Hội nghị G20 tại Antalya, Thổ Nhĩ Kỳ, ngày 16/11. Ảnh: AP Photo/Susan Walsh. |
Trong một cuộc họp báo gần cuộc họp trong hai ngày với các lãnh đạo thế giới, ông Obama nói rằng, chiến lược mà Mỹ đang theo đuổi là phương án hiệu quả cuối cùng. Điều đó cần thời gian.
Trước những câu hỏi lặp đi lặp lại rằng liệu ông có đánh giá thấp sức mạnh của Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) mà chiến dịch tấn công hiện đang tập trung vào các mục tiêu bên ngòai căn cứ Mỹ ở Syria và Iraq, Tổng thống đã trở nên gay gắt. Ngoài vụ khủng bố hàng loạt ở Paris, nhóm cực đoan đã nhận trách nhiệm cho các cuộc tấn công ở Lebanon, Thổ Nhĩ Kỳ cũng như vụ bắn rơi máy bay Nga ở Ai Cập.
Tổng thống Mỹ nói rằng, hầu hết những người chỉ trích ông chưa nghĩ đến tình hình thực tế mà chỉ nói trong snhất thời.
Ông cũng khẳng định quan điểm không sử dụng bộ binh trong chiến dịch chống IS ở Iraq và Syria bởi "đây sẽ là một sai lầm". Ông nói: "Đây không phải là một khái niệm trừu tượng.
Khi chúng tôi gửi quân đến, những binh lính bị thương. Họ bị giết hại."
Được biết, đây cũng là ý kiến của các chuyên gia quân sự Mỹ.
Trong khi ông Obama không chỉ đích danh ai là người đã chỉ trích ông, song một vài ứng cử viên tổng thống của đảng cộng hòa, gồm cựu Thống đốc Florida Jeb Bush, đã kêu gọi gửi lực lượng Mỹ vào Syria.
Các thành viên đảng Cộng hòa và một số thành viên đảng Dân chủ nói rằng các biện pháp giải quyết vấn đề IS của ông Obama thiếu chiến lược rõ ràng. Chúng tập trung chủ yếu ở Iraq và Syria, cũng như các chương trình huấn luyện và trang bị cho các lực lượng đối lập. Mỹ cũng điều hơn 3.000 quân đến Iraq để khẳng định các lực lượng an ninh Mỹ đến Iraq để hỗ trợ các lực lượng an ninh nước này và mới đây đã lên kế hoạch gửi 50 người Mỹ đến Syria.
Ông Obama cho biết, dự định sẽ phát triển chiến lược này chứ không thay đổi nhiều, và ông kêu gọi các quốc gia khác cùng tăng cường tham gia cuộc chiến chống lại nhóm cực đoan.
Ông cũng thông báo nỗ lực mới trong việc chia sẻ thông tin tình báo với Pháp sau chuỗi tấn công khủng bố Paris khiến ít nhất 129 người thiệt mạng và hàng trăm ng khác bị thương. Các quan chức cho biết, Mỹ đang sử dụng tin tức tình báo để giúp Pháp nhận diện các mục tiêu không kích.
Việc IS tăng cường hướng vào các mục tiêu ngoài quân đội đã dấy lên câu hỏi liệu ông Obama có đánh giá thấp nhóm này. Tổng thống từng ví các phần tử cực đoan này như một tập hợp nghiệp dư (tạm dịch từ “JV team”) và năng lực của chúng ở Iraq và Syria đã bị kiềm chế, trước khi xảy ra vụ khủng bố ở Paris.
Tổng thống Mỹ đã thừa nhận rằng một số chiến binh của chúng không ngại chết và tàn sát nhiều người dân.
Những phát biểu của ông Obama đến sau một cuộc hộp hai ngày với các lãnh đạo từ Nhóm G20 tại thành phố ven biển Antalya, chỉ cách biên giới Syria vài dặm trước đó đã bị hủy vì sự kiện làm 129 người thiệt mạng tối 13/11.
Ông Obama cũng bày tỏ lạc quan về cuộc đàm phán giữa chính phủ của Tổng thống Syria Bashar Assad và các nhóm đối lập dự kiến bắt đầu vào ngày 1/1.
Ông bày tỏ hy vọng ở mức độ nào đó kế hoạch sẽ tiến triển, mặc dù “chúng ta thấy rất rõ ràng về con đường rất, rất khó khăn phía trước”.
Linh Mai (theo AP)