Số lượng tù nhân tại Mỹ chiếm hơn 25% số người bị giam cầm trên thế giới mặc dù con số này chỉ chiếm 5% dân số hành tinh. Mỹ không thừa nhận có tù nhân chính trị nhưng các nhà hoạt động chính trị từ những năm 1960-70 vẫn tiếp tục sống mòn mỏi trong các nhà tù của Mỹ.
Mumia Abu-Jamal, một tù nhân chính trị Mỹ. Ảnh: Flickr |
Chương trình Loud and Clear của đài Sputnik (Nga) đã có cuộc trò chuyện với Eddie Conway - một nhà báo, cựu tù chính trị; Noelle Hanrahan - một nhà báo của Prison Radio, đồng tác giả, người sản xuất phim tài liệu "Mumia: Long Distance Revolutionary" (bộ phim nói về Mumia Abu-Jamal); Ramona Africa của Tổ chức MOVE và Cynthia Dunne, người đồng tư vấn cho việc thả tự do cho nhà hoạt động Leonard Peltier.
MOVE là một tổ chức quân sự, được thành lập năm 1972, có trụ sở tại Philadelphia. Tổ chức này đi đầu trong hoạt động bảo vệ môi trường, quyền động vật, người ăn chay trường, nói chung là "bất cứ điều gì có hại cho cuộc sống"... Trong quá khứ, triết lý của họ thường đặt họ vào thế đối đầu với chính quyền thành phố Philadelphia, đặc biệt là với thị trưởng nổi tiếng phân biệt chủng tộc Frank Rizzo, bởi "những người đại diện cho hệ thống này... họ không quan tâm tới cuộc sống, họ quan tâm tới tiền. Họ chỉ quan tâm xem kiếm được nhiều tiền bằng cách nào, duy trì hệ thống này như thế nào".
Ngày 13/5/1985, viện cớ hàng xóm phàn nàn, cảnh sát Philadelphia đã nổ súng và cuối cùng là ném bom vào ngôi nhà của MOVE, giết chết 11 người, trong đó có 5 trẻ em. Bà Africa khẳng định vụ tấn công này là trả đũa cho việc nhóm hoạt động để thả MOVE-9 (9 thành viên của tổ chức bị giam cầm sau một cuộc tấn công của cảnh sát vào năm 1978. Bà Africa, thành viên của MOVE là người duy nhất bị tù sau vụ đánh bom năm 1985 với hàng loạt tội danh trong đó có tội sở hữu chất nổ. "Bởi MOVE không thể bị mua chuộc, hối lộ hoặc ép quy phục, chính quyền đã đưa ra một quyết định đơn giản đó là giết chút tôi nếu không thể kiểm soát chúng tôi... đó là những gì mà vụ đánh bom đạt được", bà Africa nói.
Ông Conway từng là bộ trưởng thông tin cho vấn đề Baltimore của nhóm Báo Đen. Ông bị buộc tội ra lệnh cho các thành viên của Báo đen bắn vào cảnh sát và bị bỏ tù 44 năm trong một phiên tòa trá hình. Conway nói rằng khi đề cập tới các tù nhân chính trị, Mỹ nói một đằng nhưng làm một nẻo.
"Các tù nhân chính trị thực sự chẳng nhận được chút thời gian thừa thãi nào cả, họ nhận được thời gian giống như những tù nhân khác. Những gì xảy ra là họ bị đối xử khác biệt. Nếu tù nhân chính trị bị án chung thân, họ sẽ bị biệt giam từ 29-30 năm... tù nhân bình thường mà bị tù chung thân, sau 3,4 lần hứa danh dự thì họ sẽ được ân xá. Tù nhân chính trị thì có thể hứa danh dự đến 20 lần và chẳng bao giờ được ân xá”.
Ông Conway nói rằng Mỹ "tuyên bố không có tù nhân chính trị nhưng nếu hồ sơ của bạn bị liệt vào vấn đề chính trị thì bạn sẽ bị đối xử khác, cho dù bị cáo buộc tội gì, cho dù án tù kéo dài bao lâu".
Bà Hanrahan lưu ý rằng nhà hoạt động Mumia Abu Jamal đã phải đối mặt với sự ngược đãi, một phần bởi cảm tình của ông bao phủ gia đình MOVE. Bà nói rằng Mumia gần đây đã không được điều trị viêm gan C và "kiểu sơ suất" như thế này là điển hình đối với nhiều tù nhân, đặc biệt là tù chính trị. "Ở bất cứ thời điểm nào, các tù nhân dính tới chính trị đều bị xăm xoi kỹ hơn và không được thả ra, việc này diễn ra với cường độ lớn".
Leonard Peltier, người Mỹ, đã bị tống giam vào năm 1973 do nổ súng bắn 2 nhân viên FBI tại Wounded Knee mặc dù viên đạn không được bắn ra từ súng của ông. Dunne đã mô tả quá trình làm đơn thỉnh cầu để thả Peltier. "Chúng tôi đang yêu cầu bởi hoàn cảnh có một không hai trong vụ này và lịch sử của chính quyền kết hợp với vụ án và phong trào người Mỹ gốc Anh điêng nói chung, lợi ích của công lý cho phép ông Leonard Peltier được trở về nhà, sống những năm cuối đời tại Núi Rùa - nơi có gia đình, người thân mà ông chưa từng gặp. Ông ấy đã sống 40 năm trong những nhà tù được tổ chức bảo vệ ở mức tối đa và 5 năm biệt giam".
Bảo Linh (Sputnik)