Việt Nam là thị trường tiềm năng của các nhãn hàng thời trang cao cấp. H&M là một hãng thời trang của Thụy Điển gia nhập mảnh đất hình chữ S từ năm 2017. H&M là hãng thời trang được thành lập vào năm 1947. Hãng có kết hợp với những tên tuổi lớn của ngành thời trang thế giới và mang đến những sản phẩm khác biệt so với dòng sản phẩm phổ thông của hãng.
Dù kinh doanh trên thế giới gặp nhiều khó khăng nhưng khi H&M vào thị trường Việt Nam, viễn cảnh lại trở nên tươi sáng hơn. Tuy nhiên, sau 5 năm hoạt động, H&M hiện tại lại đứng trước làn sóng tẩy chay của chính người Việt.
Không chỉ bị kêu gọi tẩy chay, gắn hashtag trên Facebook, Cộng đồng mạng Việt Nam còn search kết quả tìm Google để đánh giá 1 sao cho H&M.
Đặc biệt, trên ứng dụng có tên H&M One Team - Employee App dành cho nhân viên H&M tại Hà Lan đã nhận về hơn 700 đánh giá 1 sao từ người dùng. Những đánh giá xuất hiện sau thông tin hãng này đăng thông tin sai sự thật lan truyền trên mạng xã hội, dù thông tin này chưa được làm rõ.
Một ứng dụng khác có tên H&M - we love fashion dành cho khách hàng cũng nhận nhiều đánh giá 1 sao. Những nhóm “tẩy chay H&M” trên Facebook xuất hiện với số lượng người tham gia tăng lên chóng mặt.
Trên Twitter, những hashtag #Apologize_to_Vietnam (Hãy xin lỗi Việt Nam), #BoycottHM (Tẩy chay H&M) hay #TaychayHM cũng lọt top thịnh hành. Facebook cũng không thiếu những bình luận đánh giá về sản phẩm của H&M như “Tẩy chay”, “Quá tệ”, “Hãy rời khỏi Việt Nam” với số sao đánh giá sản phẩm trung bình cho hãng chỉ là 1,6.
Hiện website của H&M Việt Nam đăng dòng thông báo bằng tiếng Anh, tạm dịch: “Tình hình tại các cửa hàng của chúng tôi đang có nhiều thay đổi. Thông tin mới nhất sẽ được cập nhật trên trang Facebook của chúng tôi”.