Bột sắn dây được làm từ cây sắn dây. Loại cây này còn có tên gọi khác như bạch hán, khau cát… thuộc nhóm dây leo. Cây sắn thường leo dài, rễ phát triển thành củ sắn dây to với đường kính khoảng 5-8cm và dài trên dưới 15cm.
Củ sắn dây khi thu hoạch khá nặng, thơm mùi nhựa sắn, chứa nhiều bột. Khi ăn sắn dây thường có vị ngọt mát. Trong bột sắn có chứa hàm lượng tinh bột lên tới 15%. Ngoài ra, còn có các hoạt chất như isoflavone – chức năng tương tự như estrogen rất tốt cho nhan sắc của chị em phụ nữ. Hơn nữa, trong bột sắn dây còn chứa các hoạt chất puerarin có tác dụng giãn nở mạch máu, bảo vệ tim mạch,…chất daidzein giãn cơ và chất genistein làm giảm mỡ bụng, chống oxy hóa và cải thiện nhanh vóc dáng.
Bột sắn dây có vô vàn lợi ích tốt chó sức khỏe như: giải độc, trị chứng nghiện rượu, chống say nắng, làm đẹp da, giải khát, chống đói, tốt cho phụ nữ mang thai, cải thiện số đo vòng 1…
Tuy nhiên việc dùng bột sắn dây giải nhiệt cũng cần lưu ý, nhiều người dùng sai cách gây ảnh hưởng đến cơ thể, mất đi Công dụng vốn có của bột sắn dây. Dưới đây là một số lưu ý khi dùng bột sắn mà bạn nên biết.
- Bột sắn dây có tính hàn, trẻ em và người già không nên uống bột sắn dây. Uống bột sống sẽ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của họ, gây lạnh bụng. Nếu muốn sử dụng thì nấu chín là cách an toàn nhất.
- Phụ nữ mang thai hay bị mệt cũng không nên ăn bột sắn dây sẽ khiến cơ thể mệt mỏi hơn. Nếu thai phụ bị động thai cũng nên tránh bột sắn dây vì dễ có nguy cơ sinh non.
- Không nên uống nhiều hơn 1 ly sắn dây hàng ngày. Cách dùng tốt nhất là nấu chín bột và thêm một chút đường.
- Việc ướp bột sắn với hoa bưởi làm giảm tác dụng của bột.
- Tuyệt đối không kết hợp bột sắn dây với mật ong.
Dù bột sắn dây rất tốt cho cơ thể nhưng bạn cũng cần lưu ý rõ những điều trên để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe và làm giảm tác dụng vốn có của chúng.
Ảnh minh họa.