Lịch sử Trung Quốc ghi nhận nhiều hiện tượng kỳ bí với những nhân vật được thần thánh hóa mà đến nay giới khảo cổ cũng như khoa học vẫn chưa tìm được lời giải.
Tần Thủy Hoàng được xem là một trong những vị hoàng đế nổi danh và có ảnh hưởng lớn nhất trong lịch sử Trung Hoa.
Lúc còn sống, ông đã cho xây dựng khu lăng mộ bề thế của mình trong suốt 28 năm và đây được xem như một cung điện dưới lòng đất, ẩn chứa nhiều bí mật chỉ nghe thôi cũng đủ rùng mình. Đây cũng là một trong những lý do mà đến nay, hậu thế vẫn chưa dám khai quật hoàn toàn ngôi mộ lịch sử do quá nhiều nguy hiểm rình rập.
Một trong số những điều kỳ bí đó chính là những ngọn đèn 'ngàn năm không tắt' trong mộ cổ của Tần Thủy Hoàng từng làm chấn động giới khảo cổ trên thế giới.
Những ngọn đèn này được dân chúng thời xưa thắp vào đêm 30 hoặc trong những dịp thờ cúng và những chiếc đèn sáng rực này được coi là binh lính canh gác cho giấc ngủ thiên thu của vị hoàng đế này.
Lúc đầu, những điều này được cho là những tình tiết được người đời đồn thổi không có thật nhưng sau đó, nhiều bằng chứng cho thấy ánh sáng vĩnh cửu này có tồn tại thật trong các khu mộ cổ.
Theo lưu truyền, ngọn đèn này có tên gọi là 'Trường Minh Đăng' do sở hữu ánh sáng không dễ bị dập tắt. Loại đèn này được sử dụng trong các ngôi mộ cổ của bậc đế vương cũng như giới quý tộc ở cả phương Đông và phương Tây.
Ở một số lăng mộ thuộc các nền văn minh Ai Cập, Hy Lạp và La Mã cổ đại, loại đèn này cũng thường được sử dụng từ hàng nghìn năm về trước với niềm tin rằng ánh sáng của đèn Trường Minh sẽ xua đuổi bóng tối và soi đường cho những người quá cố.
Những người được tận mắt chứng kiến sự trường tồn của các ngọn đèn trên thực tế là những tên trộm mộ liều lĩnh, không e sợ những lời nguyền được lưu truyền trong các lăng mộ bí ẩn.
Dù những ghi chép về các ngọn đèn vĩnh cửu trong mộ cổ khá nhiều nhưng không có một ai lý giải được nguyên tắc hoạt động của chúng.
Thời điểm những năm 527, khi Syria vẫn còn nằm dưới ách thống trị của Đế quốc Đông La Mã, các binh sĩ Đông La Mỹ đồn trú tại Syria đã phát hiện trong một hốc tường nọ tồn tại một ngọn đèn, bên ngoài được che bằng chiếc chụp vô cùng tinh xảo. Chiếc chụp này được cho thiết kế để chắn gió.
Những gì được ghi chép lại trong văn khắc được phát hiện vào thời điểm đó, ngọn đèn này đã được thắp từ những năm 27 và đồng nghĩa với việc nó đã le lói sáng bền bỉ trong suốt 500 năm.
Tuy nhiên, đám binh sĩ này đã làm hỏng ngọn đèn và khiến hậu thế không còn căn cứ để tìm hiểu về nguyên lý hoạt động kỳ diệu của nó.
Một nhà sử học Hy Lạp đã ghi chép về ngọn đèn 'thần' luôn thắp sáng trên cửa đền thờ Thần Mặt Trời tại Ai Cập.
Theo đó, ngọn đèn này không dùng bất cứ nhiên liệu gì nhưng vẫn chiếu sáng trong vài thế kỷ.
Nhà thần học người La Mã là Saint Augustin cho biết tại ngôi đền Isis của Ai Cập cũng có một ngọn đèn tương tự khi thắp sáng vĩnh cửu bất chấp tác động của thiên nhiên như mưa, gió.
Năm 1534, khi đội quân của Vua Henry VIII tấn công vào giáo đường Anh, giải tán các đoàn thể tôn giáo cũng như khai quật nhiều mộ cổ.
Khi đào đến phần mộ của cha Hoàng đế La Mã Constantine tại Yorkshire, họ đã phát hiện một ngọn đèn đang cháy sáng. Cha của vị vua này mất vào năm 300 và cũng có nghĩa là ngọn đèn này đã có tuổi thọ lên đến 1.200 năm.
Năm 1586, nhà sử học Cambden đến từ Anh cũng đã nhắc đến một ngọn đèn vĩnh cửu ở phần mộ của Constantius Chlorus, cha của Costantin Đại Đế
Theo đó, Constantius Chlorus, cha của Costantin Đại Đế qua đời vào năm 306 tại Anh và có một ngọn đèn vĩnh cửu được tìm thấy trong phần mộ của ông.
Năm 1539, Vua Henry 8 đã giải tán nhiều nhà thờ và tu viện của Anh và có nhiều ngọn đèn vĩnh cửu được thắp lên và không bao giờ tắt trừ khi bị đập vỡ.
Vào năm 1610, nhà nghiên cứu Ludovicus Vives khẳng định rằng ông đã từng nhìn thấy một ngọn đèn vĩnh cửu cháy qua 1.500 năm và bị đám thợ gốm đập vỡ.
Ngoài ra, cũng có một ngọn đèn vĩnh cửu được tìm thấy tại Cordone vào năm 1846 ở Tây Ban Nha.
Những phát hiện nói trên chứng tỏ rằng những ngọn đèn kỳ bí này không chỉ là sản phẩm của riêng Hy Lạp, Ai Cập hay La Mã.
Linh mục Evariste - Regis Huc (1813-1860) được biết đến là người thích du ngoạn ở Châu Á và đã tìm được một ngọn đèn bất tử như vậy ở Tây Tạng vào năm 1853.
Trải qua nhiều năm lịch sử, bí ẩn về ngọn đèn 'bất tử' hiện vẫn chưa hề được giải mã và hậu thế vẫn đang miệt mài tìm kiếm lời giải cho những câu hỏi vẫn còn bỏ ngỏ.
Năm 1610, các nhà khảo cổ đã tiến hành khai quật ngôi mộ của một nhà giả kim có tên Los Cruz sau khi ông này qua đời được 120 năm và người ta cũng phát hiện trong ngôi mộ của ông có một ngọn đèn kỳ bí như vậy.
Chính vì thế, các nhà khảo cổ học cho rằng chính những nhà giả kim và thợ đúc kim hoàn thời xưa là những người nắm rõ được kỹ thuật chế tạo loại đèn nghìn năm không tắt này.
Theo nhà hóa học Brand (Hambourg - Đức) nhận định vào năm 1669 thì những ngọn đèn 'vĩnh cửu' này cháy lâu như thế nhờ vào phốt pho.
Trong khi số khác lại cho rằng chúng cháy lâu là do không cần không khí, ngược lại nếu tiếp xúc với không khí chúng sẽ tắt. Nếu như quan điểm này đúng thì lẽ nào người xưa đã biết kỹ thuật hút chân không. Tuy nhiên, theo khoa học, việc lửa cháy không cần oxy thực sự là điều hết sức khó hiểu và phi lý.
Một trong số những điều đáng nói là những ngọn đèn bí ẩn này lại không được hậu thế bảo quản và giữ gìn cho đời sau. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng vào thời điểm đó, những ngọn đèn vĩnh cửu nhiều vô kể và không cần thiết phải giữ gìn nên họ đã không có những biện pháp để bảo quản những phát hiện 'để đời' này.
Trên thực tế theo những ghi chép còn sót lại, những người cổ đại đã nghĩ đến việc bảo quản những ngọn đèn này nhưng vô cùng lạ lùng chính là ít lâu sau khi được tìm ra những ngọn đèn này đã nhanh chóng bị phá hủy bởi nhiều nguyên nhân khác nhau.
Đến nay, những ngọn đèn vĩnh cửu vẫn tiếp tục âm ỉ cháy đâu đó trong các khu mộ cổ chưa được khai quật nhưng để tìm được những ngọn đèn này cần một thời gian khá dài cũng như sự may mắn của các nhà khảo cổ. Dẫu vậy, bí ẩn về những ngọn đèn này đang thực sự trở thành nỗi ám ảnh và câu hỏi lớn của hậu thế mà các nhà khoa học hiện đại vẫn phải 'bó tay'.