Tin mới

Vì sao chim thường lao đầu vào máy bay?

Thứ sáu, 27/03/2015, 19:30 (GMT+7)

Tại sao hàng triệu con chim không thể chạy thoát trong các vụ va chạm với các phương tiện giao thông, đặc biệt như máy bay mỗi năm qua? Các nhà nghiên cứu đã tìm hiểu các phản ứng của loài chim cho thấy, đặc tính trốn tránh kẻ thù tự nhiên của chúng không thích nghi tốt đủ để tránh những phương tiện hiện đại như ô tô hay máy bay...

Tại sao hàng triệu con chim không thể chạy thoát trong các vụ va chạm với các phương tiện giao thông, đặc biệt như máy bay mỗi năm qua? Các nhà nghiên cứu đã tìm hiểu các phản ứng của loài chim theo đó, đặc tính trốn tránh kẻ thù tự nhiên của chúng không thích nghi tốt đủ để tránh những phương tiện hiện đại như ô tô hay máy bay...

Một nhóm nhà khoa học đến từ Bộ Ngoại giao Mỹ, Trung tâm nghiên cứu động vật hoang dã quốc gia nông nghiệp ở Ohio, Đại học bang Indiana và Đại học Purdue đã tiến hành thử nghiệm với chim chìa vôi đầu nâu và phía trước là kính chắn gió xe tải đang chạy với tốc độ từ  37-224 mph (60-360 km/h). Đây chính là tốc độ di chuyển trung bình của máy bay loại nhỏ và máy bay thương mại.

Theo dõi phản ứng của chìa vôi nâu, các nhà khoa học nhận thấy chúng chỉ phản ứng khi vật thể (xe tải) cách chúng tầm 30 mét và tránh giới hạn ở tốc độ dưới 75 mph (120 km/h).

Các vụ đâm vào chim thường không chỉ giết chết những con vật vô tội mà nó còn có thể làm bị thương các phi công hay gây ra các vụ tai nạn.

Nếu vật thể di chuyển với tốc độ bằng hoặc cao hơn, chúng sẽ không thể xử lí kịp và ngay lập tức đâm vào.

Trong khi đó, giới hạn tốc độ của xe tải hay máy bay thương mại vượt quá con số trên, do vậy đã dẫn đến việc chim lao đầu vào máy bay.

Các nhà khoa học cho biết, họ sẽ nghiên cứu thêm để xác định các loài chim khác nhau có thể có các hành vi xác định vật thể khác nhau hay không, từ đó đưa ra các giải pháp cần thiết cho từng loài. Bước đầu, họ sẽ lắp đặt các đèn chiếu sáng từ xa nhằm giúp các loài chim phát hiện sớm vật thể và né tránh.

Chủ tịch Ban an toàn không vận quốc gia James Hall cho biết, họ muốn xác định được liệu trên đường bay có bất cứ đàn chim nào hay không, và họ có thể xử lý như thế nào.

Các chuyên gia cho biết, chim thường lao vào các động cơ máy bay khi nó cất cánh làm hỏng động cơ và buộc các phi công phải hạ cánh khẩn cấp hay gặp tai nạn.

Một vụ tai nạn do chim đâm vào máy bay

Những vụ đâm vào chim thường không chỉ giết chết những con vật vô tội mà nó còn có thể làm bị thương các phi công nếu như chúng lao thẳng vào buồng lái.

Theo hiệp hội hàng không liên bang Mỹ, gần 500 máy bay đã bị thiệt hại do chim va vào kể từ năm 2000. 166 máy bay trong số này phải hạ cánh khẩn cấp.

Trang Birdstrike.org ước tính các vụ va chạm với động vật gây thiệt hại đến hơn 600 triệu USD cho hàng không quân sự và dân sự Mỹ hàng năm. Theo tổ chức này, hơn 200 người đã thiệt mạng trên khắp thế giới chỉ vì máy bay va chạm với động vật kể từ năm 1988.

Một vài sợi lông chim mắc vào phía trên khi nó đâm vỡ kính buồng lái máy bay

Một trong những vụ va chạm giữa chim và máy bay nổi tiếng nhất thế giới xảy ra ở New York, Mỹ vào năm 2009, khi chiếc phi cơ chở khách bị chim đâm vào làm hỏng động cơ. Phi công sau đó đã cho máy bay hạ cánh ngay giữa sông Hudson. Toàn bộ hành khách an toàn sau khi được các xuồng cứu hộ lao ra nơi "hạ cánn bất đắc dĩ" đón.

Số vụ va chạm giữa máy bay với động vật ở Mỹ vẫn đang gia tăng hàng năm, từ 1.793 vụ năm 1990 lên hơn 9.600 vụ năm 2010. Trong đó, 97,2% số vụ liên quan đến chim, theo Cục Hàng không Liên bang Mỹ. 70% số vụ xảy ra khi máy bay đang ở độ cao dưới 150 m.

Theo Chi MK/Tổng hợp

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news

Sự trỗi dậy của Trung Quốc: Lý thuyết khác xa thực tế

Các nhà lãnh đạo Trung Quốc luôn kiên định thể hiện cam kết "mô hình quan hệ nước lớn" dựa trên 3 trụ cột là không đối đầu, tôn trọng lẫn nhau và hợp tác đôi bên cùng có lợi. Tuy nhiên, 5 năm qua, cam kết đầu tiên - không đối đầu - dường như đã biến mất khi Trung Quốc tham gia vào những cuộc tranh cãi khác nhau và xung đột với các nước láng giềng.