Tin mới

Vì sao tên lửa "Ác quỷ cải trang" gieo nỗi kinh hoàng nhất của Nga chưa thể khai hỏa?

Thứ bảy, 25/03/2017, 09:29 (GMT+7)

Việc thử nghiệm tên lửa xuyên lục địa mang đầu đạn hạt nhân mới nhất RS-28 Sarmat đã phải hoãn lại đến cuối năm nay, hãng tin TASS dẫn nguồn ẩn danh trong ngành CNQP Nga.

Việc thử nghiệm tên lửa xuyên lục địa mang đầu đạn hạt nhân mới nhất RS-28 Sarmat đã phải hoãn lại đến cuối năm nay, hãng tin TASS dẫn nguồn ẩn danh trong ngành CNQP Nga.

Đây là diễn biến mới nhất sau hàng loạt lần trì hoãn cho thấy Nga đang phải vật lộn trong tiến trình hiện đại hóa lực lượng hạt nhân, trang MoscowTimes đánh giá.

Hoạt động thử vũ khí mới được Nga lên lịch vào cuối năm 2016, nhưng sau đó chuyển sang vào tháng 3/2017 và bây giờ, điều đó có thể sẽ không xảy ra cho đến cuối năm nay.

"Việc thử nghiệm phóng tên lửa Sarmat bằng silo (giếng phóng ngầm dưới lòng đất) từ bãi phóng Plesetsk chưa thể diễn ra vào tháng 3 mà phải rời sang ít nhất là Qúy II năm 2017", nguồn tin giấu tên trong ngành CNQP Nga cho biết.

Sarmat là hạt nhân mới nhất của Nga được mệnh danh là "Ác quỷ cải trang" khi được hoàn tất sẽ là vũ khí uy lực nhất từng được quốc gia này triển khai. Nó có thể mang 10 đầu đạn hạt nhân, được thiết kế để xuyên thủng mọi hệ thống tên lửa phòng thủ của Mỹ.

Vì sao tên lửa Ác quỷ cải trang gieo nỗi kinh hoàng nhất của Nga chưa thể khai hỏa? - Ảnh 1.

Ảnh minh họa.

Năm ngoái, báo Zvezda trực thuộc Bộ Quốc phòng Nga tuyên bố Sarmat mạnh khủng khiếp, đến độ chỉ cần 1 quả lọt qua được hệ thống phòng vệ của Washington cũng có thể quét sạch toàn bộ bang Texas.

Theo TASS, lý do chính cho việc trì hoãn là cần phải hoàn tất thử nghiệm phần cứng mới cho giếng phóng thử tên lửa.

Tới năm 2020 "Sarmat" sẽ được trang bị các đầu đạn siêu thanh do Viện Chế tạo máy Reutov (ngoại ô Moscow) nghiên cứu chế tạo. Hiện nay, chúng đang trong quá thử nghiệm (bắt đầu từ năm 2004). Một số lần phóng thử đã được thực hiện.

Lần phóng cuối cùng được đánh giá là thành công. Đó chính là đầu đạn siêu thanh với tên gọi "sản phẩm 4202" (AGBO) có vận tốc vào khoảng 12-17M. Bên cạnh đó, nó không theo đường bay đạn đạo thông thường mà thực hiện một hành trình bay dài ở độ cao vừa phải, di chuyển theo lộ trình và độ cao linh hoạt nhờ các cánh lái khí động lực.

Điều này biến AGBO trở nên khó bị phát hiện trước các hệ thống radar. Khả năng khó phát hiện của nó còn được bổ sung thêm nhờ việc khi bay ở tốc độ siêu thanh, nó sẽ được bao bọc bởi khối plasma và không phản xạ tín hiệu của các hệ thống radar.

Hiện TASS chưa thể xác minh chính thức về việc Nga có thực sự ngưng hoạt động bắn thử tên lửa Sarmat hay không.

[mecloud]GTVWgJfWMH[/mecloud]

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news