Vụ bao vây đẫm máu trường trung học quân đội khiến ít nhất 141 học sinh và giáo viên thiệt mạng.
Vụ bao vây tấn công đẫm máu trường trung học thuộc quân đội ưu tú vào hôm thứ 3 (16/12) bởi các tay súng Taliban đã giết chết ít nhất 141 học sinh và giáo viên, rõ ràng là một sự trả đũa lại những hoạt động quân sự gần đây của Pakistan sau các Chính sách mâu thuẫn kéo dài nhiều năm đối với phiến quân Hồi giáo.
Cuộc thảm sát nhằm mục tiêu vào trẻ em, trong một khu vực quân sự ở phía đông bắc thành phố Peshawar khiến dư luận trên toàn thế giới cũng như giới theo đạo và chính trị ở Pakistan phẫn nộ - cho thấy sự đoàn kết hiếm thấy trong một đất nước nơi các cuộc bạo động Hồi giáo thường bị bỏ qua và có khi được biện hộ. Cuộc tấn công cũng bị các lãnh đạo Taliban ở Afghanistan chỉ trích.
Một số chuyên gia cho biết, sau nhiều năm với các vụ ném bom tự sát và tấn công vào các khu chợ, nhà thờ Hồi giáo, các khách sạn và căn cứ quân đội, quân nổi dậy cuối cùng đã vượt quá giới hạn, và làm lan rộng sự oán hận của công chúng qua vụ tấn công vào trường học mới đây ở Pakistan, đồng thời cũng cho thấy dấu hiệu đáng chú ý việc chính thức buộc phải toàn lực chống lại phiến quân Taliban ở quốc gia, và chính phủ nước này.
Lính Pakistan tuần tra ở khu vực gần địa điểm bị tấn công
Cuộc thảm sát là cuộc tấn công chống lại quân đội Pakistan-lực lượng quyền lực và danh giá bậc nhất của quốc gia này một cách mạnh mẽ nhất. Vụ việc khiến người ta liên hệ đến nhiều nhất là vào tháng Mười Hai năm 2009, khi một nhóm kẻ tấn công đột nhập và các trụ sở quân đội đóng ở thành phố Rawalpindi giết hơn 30 người đang cầu nguyện tại nhà thờ quân đội.
Số người chết sau vụ tấn công hôm thứ 3 (16/12) là một trong những vụ gây thiệt mạng lớn nhất ở Pakistan trong những năm gần đây, khi một vụ ném bom tự sát vào năm 2007 đã giết khoảng 150 người ở Karrachi trong lễ chào mừng cựu Thủ tướng Benazir Bhutto trở lại Pakistan sau nhiều năm tự lưu vong. Bhutto cũng bị ám sát ngay sau đó.
Tuy nhiên, thậm chí khi các cuộc tấn công trước đây đã nhận về những chỉ trích cực độ và cam kết hành động từ phía các quan chức quân đội, lực lượng quân đội và tình báo Pakistan vẫn không có thái độ rõ ràng về việc xử lý lực lượng Hồi giáo cực đoan nội địa và thường bị buộc tội đi nước đôi trong mối quan hệ với phương Tây trong cuộc chiến chống khủng bố.
Một lý do chính là những nhóm cực đoan này từ lâu đã hành động như được “ủy nhiệm” trong sự đối địch của Pakistan với Ấn Độ. Điều đó với các nhà lãnh đạo Pakistan còn đe dọa lớn hơn từ phiến quân Hồi giáo. Các cuộc tấn công khủng bố thường được cho là có bàn tay vô danh từ nước ngoài.
Các lãnh đạo Pakistan về phần mình đã trì hoãn theo quân đội trong các chính sách ngoại giao và an ninh, và miễn cưỡng hành động chống lại các cuộc bạo đọng Hồi giáo vì sợ rằng sẽ gây chia rẽ nhóm người sùng đạo Hồi và có tổ chức.
Aftab Ahmed Khan Sherpao, một cựu nghị sĩ cho biết: “Mặc dù cuộc thảm sát quốc gia đã diễn ra, tôi không nhìn thấy bất kỳ vai trò nào của nhà trước trong cuộc chiến chống khủng bố.”
Haniyah Siddiqui, 18 tuổi, đến từ thành phố cảng Karachi cho biết: “Hôm nay là ngày đau buồn nhất trong lịch sử đất nước tôi. Đã đến lúc phải quyết định chống khủng bố và xóa sổ chúng hoàn toàn, không phải đau buồn hay chỉ trích tấn thảm kịch nữa.”
Thủ tướng Pakistan Nawaz Sharif, người đã cấp tốc đến Peshawar vạch trần cuộc tấn công là một “hành động hèn nhát” và cam kết dùng quân đội “đến khi các mối đe dọa khủng bố bị xóa bỏ” ở Pakistan.
Malala Yousafzai, một nữ thanh niên Pakistan và là người sống sót trong cuộc tấn công Taliban, người đã đạt giải Nobel hòa bình vì ủn hộ giáo dục cho các bé gái, nói rằng, trái tim cô “tan vỡ” và đó là “hành động hèn nhát và tàn bạo” cũng như tuyên bố cô sẽ và hàng triệu sinh viên đã thiệt mạng “không bao giờ bỏ cuộc”.
Lực lượng Taliban của Pakistan đã nhận trách nhiệm thực hiện vụ tấn công, nói rằng để báo thù cho cuộc càn quét quân sự của Pakistan vào tháng Sáu ở Bắc Waziristan. Mohammad Khorasani, phát ngôn viên của lực lượng Taliban ở Pakistan nói rằng vụ tấn công là "món quà cho những ai nghĩ rằng họ đã tiêu diệt chúng tôi ở Bắc Waziristan."
Đây là cuộc tấn công “chưa từng thấy”, theo một chuyên gia quân sự cho hay, thậm chí khi nó xảy ra ở một đất nước đã trải qua hàng nghìn vụ tấn công khủng bốvào thập kỷ trước. Ông nói rằng quân Taliban dường như còn lớn mạnh, liều lĩnh hơn mặc sự tăng cường của quân đội. “Hiện chúng đang tấn công các mục tiêu mềm.”
Trong một tuyên bố, nhóm Taliban Pakistan nói rằng 6 chiến binh, bao gồm 3 kẻ ném bom tự sát đã tiến hành vụ tấn công. Sau trận đấu súng kéo dài gần 9 giờ, cảnh sát Pakistan cho biết tổng cộng 7 tên lính cực đoan đã bị giết. Hàng trăm người đã bị thương khi các lớp học nổ tung và bị tàn sát, học sinh và giáo viên bị bắn thẳng.
Ảnh: CNN
Em Muhammad Harris, 16 tuổi, cho biết đang ở trong phòng cùng 30 bạn khác và 4 giáo viên thì họ nghe thấy tiếng rung chuyển trong đại sảnh. Các học sinh nghe thấy một vài kẻ tấn công như nói tiếng Ả Rập. Harris nói: “Các giáo viên nữ của chúng cháu ra ngoài thì chúng cháu nghe thấy tiếng súng nổ và bị bắn chết. Một kẻ tấn công đã khóc và cầu cứu, nhưng anh ta không được ai giúp và còn cố gắng bao vây và bắn chúng cháu.”
Hàng chục người thân đang hoảng loạn tìm kiếm tin tức về những học sinh mất tích đã cố gắng chạy tới trường nhưng đều bị chặn lại bởi hàng rào lính canh cũng như đông đảo các phương tiện an ninh và khẩn cấp hỗn loạn. Một vài người thân hét lên giận dữ, người khác chìm trong đau đớn.
Một người đàn ông đang tìm kiếm cháu trai của ông, một học sinh lớp tám tên là Walid, cho biết ông đã tìm kiếm khu bảo trợ và các nhà xác tại Bệnh viện Lady, nơi giữ rất nhiều nạn nhân bị tấn công. Ông nói: “Tôi đã quan sát tất cả những bệnh nhân và tất cả những người chết. Nhưng không có dấu hiệu gì về nó.”
Khi màn đêm buông xuống, các gia đình vẫn đang chờ đợi ở những con đường bị phong tỏa và khu phức hợp trường học quân đội bị sương mù che phủ. Xa xa, những người đàn ông với những ánh sáng lóe lên đang chầm chậm tìm kiếm trong mỗi căn phòng.
Theo Chi MK/The Washington Post