Tuần trước, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã chỉ đạo người của mình xem xét kết hoạch lập một vùng cấm bay tại Syria.
Những nhân vật có ảnh hưởng như bà Hillary Clinton và Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan từ lâu đã ủng hộ việc lập vùng cấm bay nhưng Nhà Trắng vẫn im hơi lặng tiếng.
Những bình luận của ông Kerry đã làm sống lại một trong những tranh luận Chính sách kéo dài và tăm tối nhất trong cuộc nội chiến Syria.
Khác biệt giữa vùng cấm bay và vùng đệm
Một vùng cấm bay sẽ bảm bảo rằng máy bay của các bên tham chiến không được phép đi vào đó. Tuy nhiên, vùng cấm bay không ngăn chặn việc tiếp tục chiến đấu trên mặt đất.
Vùng đệm, hoặc nơi trú ẩn an toàn đòi hỏi sự can thiệp để đảm bảo rằng việc chiến đấu đi tới kết thúc.
Sự chỉ định nơi an toàn do LHQ công nhận cũng đòi hỏi một nghị quyết từ Hội đồng Bảo an LHQ nhưng điều này không giống như các nghị quyết khác, gần như chắc chắn sẽ bị Nga và Trung Quốc phản đối.
Nga bắt đầu không kích Syria vào ngày 30/9. Ảnh: AP |
Rất nhiều lý lẽ được đưa ra để tranh luận cũng như phản đối chính sách này, từ việc bảo vệ dân thường cho tới hỗ trợ phiến quân và đánh bại Nhà nước Hồi giáo IS.
Những tranh luận, phản đối
Hồi tháng 7, Tổng thống Erdogan đã đưa ra một thỏa thuận cho phép Không quân Mỹ sử dụng căn cứ Incirlik để tiến hành các cuộc không kích nhằm vào IS. Các báo cáo tại Thổ Nhĩ Kỳ cho thấy thỏa thuận này đã được liên kết với một thỏa thuận thành lập vùng cấm bay giữa Mare và Jerablus ở bắc Syria. Tuy nhiên, điều này không bao giờ thành hiện thực.
Có sự khác biệt giữa mục tiêu quân sự của 2 nước. Thổ Nhĩ Kỳ tranh cãi cho một vùng đệm trên cơ sở nó sẽ hỗ trợ quân nổi dậy lật đổ chế độ Assad. Nhưng các nhà phê bình lại cáo buộc rằn có có nhiều khả năng nhằm mục tiêu cản trở tham vọng của lực lượng người Kurd ở Syria.
Mỹ tập trung vào IS nên họ muốn thành lập một "vùng không IS". Tuy nhiên, không có thỏa thuận về việc ai sẽ tạo thành lực lượng trên mặt đất, sáng kiến này đã sớm thất bại.
Những cân nhắc về nhân đạo cũng thường được đưa ra để nói về lợi ích của vùng cấm bay và vùng đệm (thường được biết đến với tên gọi "hành lang nhân đạo" hoặc "vùng an toàn"). Vùng cấm bay nói riêng được đưa ra như một sự lựa chọn có thể chấm dứt chiến dịch thả bom giết chết 200 dân thường một tuần của chính quyền Syria.
Nhưng hiện nay không có viễn cảnh về vùng cấm bay tại khu vực bị thả bom tập trung. Dù thế nào, nó cũng không bảo vệ được dân thường khỏi việc các bên tham chiến tiếp tục chiến đấu trên mặt dất. Vào năm 1995, vụ thảm sát hơn 8.000 người Bosniak ở Srebrenica đã xảy ra trong vùng cấm bay do NATO thực thi.
Thổ Nhĩ Kỳ lập luận rằng một vùng đệm sẽ cho phép người Syria trở lại quê nhà. Tuy nhiên, các chuyên gia cảnh báo rằng tình hình không đơn giản và nó có thể trở thành một vỏ bọc cho việc ép người tị nạn trở lại những khu vực mà trong thực tế "không an toàn".
Điều gì sẽ xảy ra nếu lập vùng cấm bay?
Nếu không có thỏa thuận về một lực lượng được cả 2 bên chấp nhận để ngăn tình trạng chiến tranh, bất cứ thảo luận nào về việc áp đặt một vùng đệm về cơ bản là không hoàn thiện.
Khi mà chính phủ các nước phương Tây không sẵn sàng đưa bộ binh vào Syria, điều này được xem như một cuộc chạy đua chính trị không có triển vọng cho Mỹ, Anh và các đối tác liên minh của họ. Nếu không đạt được thỏa thuận về điều này, các đối tác của Syria sẽ được chấp nhận để thực thi một vùng đệm trên mặt đất.
[mecloud]DZdO8fO3kk[/mecloud]
Việc Nga tiến hành không kích tại Syria làm phức tạp thêm việc thành lập vùng cấm bay dưới bất cứ hình thức nào. Ngoài không kích chống lại IS, Nga được cho là đang cung cấp hệ thống tên lửa chống máy bay cho Syria. Điều này làm tăng nguy cơ cho các máy bay thực thi tại vùng cấm bay của liên quân và tạo ra viễn cảnh nguy hiểm cho việc liên lạc giữa máy bay Nga và liên quân.
Việc ông Kerry quay lại với vấn đề này không thể bỏ qua thực tế rằng Mỹ và các đồng minh của họ cảm thấy không thể cam kết đáp ứng những nguồn lực cần thiết trước khi có sự can thiệp của Nga vào một vùng cấm bay. Hành động của Nga dường như khiến cho viễn cảnh này còn xa vời hơn.
Bảo Linh (theo BBC)