Lương thực hiện vẫn là một trong những thách thức lớn nhất đối với chính phủ và người dân Triều Tiên. Bởi vậy, quân đội và người dân Triều Tiên đang nỗ lực phát triển nông nghiệp để giảm mức độ phụ thuộc vào các nguồn viện trợ lương thực từ cộng đồng quốc tế.
Từ sau nạn đói nghiêm trọng hồi những năm 90, Bình Nhưỡng bắt đầu tập trung vào việc tăng cường sản xuất ngũ cốc và các loại thực phẩm giàu protein
Nông dân ở Hợp tác xã Migok, hình mẫu phát triển nông nghiệp tại Triều Tiên
Hiện tại, hợp tác xã Migok là nơi làm việc của hơn 1.700 nông dân. Tất cả cùng lao động trên một mảnh đất có diện tích 750 ha. Chính phủ Triều Tiên cũng đang từng bước triển khai hệ thống máy kéo và nỗ lực tự sản xuất phân bón
Chương trình Lương thực Thế giới cho biết, tới 40 % bà mẹ và trẻ em Triều Tiên suy dinh dưỡng mãn tính. Phần lớn trẻ em cũng thiếu vitamin C và canxi
Cảnh hoàng hôn yên bình trên cánh đồng vừa mới thu hoạch
Chính phủ Triều Tiên mới đây đã cho phép người dân bán mọi sản phẩm nông nghiệp do họ sản xuất ra thị trường địa phương, việc mà trước đây họ không thể thực hiện
Một áp phích tuyên truyền đặt giữa cánh đồng rau ở hợp tác xã Migok. Cũng như Hàn Quốc, người Triều Tiên chủ yếu sử dụng bắp cải để làm kimchi
Nhóm quân nhân Triều Tiên ngồi cùng rau trên xe tải chỏ rau
Để khuyến khích người dân phát triển nông nghiệp, chính phủ Triều Tiên mới đây đã cho phép người dân bán mọi sản phẩm nông nghiệp do họ sản xuất ra thị trường địa phương, việc mà trước đây họ không thể thực hiện. Lãnh đạo Kim Jong-un và người sáng lập Triều Tiên Kim Il-sung đã phát triển hệ thống nông nghiệp vào năm 1946 bằng cách chuyển các trang trại tư nhân dưới sự cai trị thuộc địa của Nhật Bản thành các hợp tác xã
Một phụ nữ đạp xe qua cánh đồng ở vùng nông thôn
Một hợp tác xã nông nghiệp ở ngoại ô thủ đô Bình Nhưỡng
Theo Yên Yên/ Al Jiazeera/ Người đưa tin