Ngày 26/11/2016 (giờ địa phương) là ngày kỷ niệm tròn một năm chính sách cải tổ quân đội của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Ngày này một năm trước, trong Hội nghị công tác cải cách của Ủy ban Quân ủy Trung ương Trung Quốc, Tập Cận Bình với tư cách là Chủ tịch đã đưa ra khẩu hiệu kêu gọi cải cách quân đội toàn diện. Sau một năm, Chính sách cải tổ quân đội đã có được một số thay đổi lớn, trong đó có 8 điểm quan trọng nhất.
Mục tiêu ưu tiên “biến quân đội trở thành đội quân hùng mạnh nhất thế giới”
Ngày 1/8/2016, nhân dịp kỷ niệm 89 năm thành lập quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc, tờ “quân Giải phóng” Trung Quốc đăng một bài xã luận với tiêu đề “Phấn đấu vì mục tiêu biến quân đội trở thành đội quân hùng mạnh nhất thế giới”. Trong đó, mục tiêu “đội quân hùng mạnh nhất thế giới” được đưa ra lần đầu vào tháng 3. Sau đó, cụm từ này được sử dụng thường xuyên hơn, có lúc sử dụng một mình, nhưng cũng có lúc xuất hiện cùng cụm “mục tiêu quân đội”.
Đây được coi là một trong số 8 mục tiêu quan trọng mà Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đưa ra trong năm 2016, làm sâu sắc thêm mục tiêu của quân đội Trung Quốc.
Tập Cận Bình đứng đầu quân đội
Ngày 20/4/2016, lần đầu tiên các phương tiện truyền thông Trung Quốc gọi Chủ tịch Tập Cận Bình với một chức danh mới - Tổng Tư lệnh”.
Việc Tập Cận Bình xuất hiện với tư cách Tổng Tư lệnh Quân ủy Trung ương Trung Quốc cũng đồng nghĩa với việc, cơ chế lãnh đạo mới của quân đội Trung Quốc đã được hình thành. Kể từ khi Hội nghị công tác cải cách của Ủy ban Quân ủy Trung ương Trung Quốc đến khi đó, sau hơn 4 tháng tiến hành cải tổ, cơ chế “4 xà nhà, 8 trụ cột” đã được hình thành, có thể nói tốc độ cải cách tương đối lớn.
“Trụ sở Tổng cục”trở thành “Văn phòng Bộ, Ban ngành”
Cải tổ quân đội Trung Quốc còn bãi bỏ tên gọi thường dùng “Trụ sở Tổng cục”. Lần cải tổ quân đội lần này đã thay đổi, biến cơ chế hoạt động phân cấp thành nhiều cơ quan nhỏ hơn. Trước khi tiến hành cải tổ, Quân ủy Trung Quốc chia thành 4 cơ quan nhỏ hơn, bao gồm: Tổng cục Tham mưu, Tổng cục Chính trị, Tổng cục Hậu cần, Tổng cục Trang bị. Sau cải cách, Quân ủy Trung Quốc được chia lại thành 7 bộ, 3 Ủy ban cùng 5 cơ quan trực thuộc và 15 cơ quan chức năng.
Báo quân Giải phóng chỉ ra rằng, sau khi tiến hành cải tổ, chức năng mới được xác định là cơ quan tham mưu, cơ quan chấp hành và cơ quan phục vụ của Quân ủy Trung ương Trung Quốc. Việc điều chỉnh chức năng của các cơ quan khiến khả năng phối hợp hoạt động linh hoạt hợp lý hơn, từ đó nâng cao được chất lượng vận hành công tác.
“Cấp quân khu” trở thành “Cấp chiến khu”
Trước lần cải tổ lần này, quân Giải phóng Trung Quốc sẽ dựa vào tiêu chuẩn hoàn cảnh khác nhau của từng khu vực để chia quân đội thành 7 quân khu, với trụ sở chính của các quân khu lần lượt nằm ở Bắc Kinh, Thẩm Dương, Tề Nam, Nam Kinh, Quảng Châu, Thành Đô, Lan Châu. Khi đó, lãnh đạo của “quân khu” được gọi là “lãnh đạo cấp quân khu”.
Đến đầu năm 2016, 7 quân khu của quân Giải phóng giải thể, chính thức trở thành một phần mới trong lịch sử Trung Quốc. Thay vào đó, 5 chiến khu Đông, Tây, Nam, Bắc, Trung được hình thành.
“Lực lượng pháo binh thứ hai” trở thành “Lực lượng tên lửa”
Ngày 31/12/2015, Tập Cận Bình đã có bài phát biểu và trao cờ cho Lực lượng tên lửa Trung Quốc, đánh dấu kỷ niệm đổi tên chính thức của Lực lượng pháo binh thứ hai của Trung Quốc. Tên cũ “lực lượng pháo binh thứ hai” là vị trí của binh chủng; còn tên hiện nay là địa vị của quân chủng. Trước đó, tính chiến lược của lực lượng pháo binh thứ hai chỉ là độc lập về binh chủng, hiện đã được nâng cao lên làm độc lập về quân chủng.
Báo quân Giải phóng chỉ ra rằng, nếu không có địa vị hoàn toàn mới của quân chủng thì “hợp tác tác chiến” chỉ là một tòa lầu trống rỗng. Tập Cận Bình cũng nhấn mạnh, “toàn bộ sỹ quan và binh lính quân đội Trung Quốc cần phải nắm vững chức năng, nhiệm vụ sứ mệnh. Toàn bộ phải dựa trên yêu cầu chiến lược của răn đe toàn diện để tăng cường năng lực răn đe hạt nhân cũng như phản công hạt nhân; gia tăng xây dựng năng lực tấn công chính xác về trung và dài hạn, tăng nhanh khả năng cân bằng chiến lược, nỗ lực xây dựng lực lượng tên lửa hiện đại và lớn mạnh.
“Loại bỏ ảnh hưởng của luồng gió độc mang tên Quách-Từ” thay đổi thành “Loại bỏ toàn diện và triệt để sự ảnh hưởng Quách-Từ”
Ngày 10/10/2016 đã tổ chức một hội nghị nghiên cứu với chuyên đề “loại bỏ triệt để và toàn bộ sự ảnh hưởng không tốt của ‘luồng gió độc’ mang tên Quách Bá Hùng-Từ Tài Hậu”. Các đơn vị cũng như bộ ban ngành có liên quan đều đến đông đủ để tham gia hội nghị. Những vấn đề được nêu ra hội nghị đều tập trung vào việc tìm ra biện pháp để loại bỏ triệt để sự ảnh hưởng của “tham quan” đối với đất nước.
Sau một năm, chiến dịch cải tổ quân đội của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã đạt được nhiều thay đổi lớn. Ảnh: Đa chiều. |
“Tuyên truyền thông tin” trở thành “Ý kiến cộng đồng”
Nửa cuối tháng 6/2016, báo quân Giải phóng đã đưa tin với tiêu đề “Tổng hợp hoạt động ‘quốc phòng truyền thông trên mạng’ toàn quốc lần đầu tiên”. Theo thông tin được báo quân Giải phóng đưa, tên mới của một trụ sở thuộc hải quân Trung Quốc là Sở truyền thông, thuộc Cục tuyên truyền, Bộ Công tác Chính trị.
Trước khi cải cách, văn phòng công tác thảo luận tin chủ quản hải quân được gọi là Sở tuyên truyền. Sau khi cải tổ, tất cả các lực lượng khác bao gồm lục quân, không quân, lực lượng tên lửa cũng đã thành lập Sở truyền thông. Tuyên truyền là một hình thức thuyết phục mang tính đơn phương, còn ý kiến cộng đồng mang tính dẫn dắt. Từ “tuyên truyền” biến thành “thảo luận” đã phản ánh tầm cao mới trong nhận thức của quân đội Trung Quốc đối với việc thảo luận thông tin.
“Giới hạn chức vụ” biến đổi thành “giới hạn cấp bậc”
Ngày 18/9/2016, trong bài viết với tựa đề “10 thay đổi trong chính sách tuyên nghiên cứu sinh quân đội năm 2017” đã tiết lộ, “những cán bộ đang làm việc báo danh về việc dự thi đại học quốc phòng hay nghiên cứu sinh tại viện khoa học quân sự, do việc điều chỉnh không hạn chế cấp bậc đã được điều chỉnh bắt buộc phải có Thiếu úy đối với bậc đại học và giới hạn cấp bậc của việc thi nghiên cứu sinh (lấy bằng tiến sỹ) phải có ít nhất cấp bậc là trung úy.”
Từ trước đến nay, việc tuyển sinh phần lớn dựa vào “giới hạn chức vụ”, sau khi tiến hành cải tổ mới thay đổi thành “hạn chế về cấp bậc”. Xây dựng chế độ phân cấp đối với quân đội chính là cơ sở của việc cải cách chế độ chức danh hóa trong quân đội. Cải cách “giới hạn cấp bậc” lần này là một bước tiến quan trọng trong việc xây dựng một quân đội Trung Quốc hùng mạnh.
Nghiêm Thu (Đa chiều)