Thanh Long là một trong những trái cây "đại bổ" thơm ngon, thanh long có nhiều chất dinh dưỡng cần thiết như vitamin C, B1, B2, B3, các khoáng chất thiên nhiên gồm photpho, sắt, canxi...
Chống oxy hóa
Thanh long đặc biệt là thanh long ruột đỏ rất giàu anthocyanin - một chất có khả năng chống oxy hóa giúp ngăn ngừa xơ cứng động máu, giảm nguy cơ đau tim, đột quỵ do máu đông.
Ăn thanh long mỗi ngày giúp phòng ngừa ung thư. Một số nghiên cứu cũng chỉ ra, thanh long là một nguồn lycopene mạnh, giúp giảm khả năng mắc ung thư tuyến tiền liệt, ung thư buồng trứng.
Hỗ trợ viêm khớp
Thanh long còn được gọi là “quả chống viêm”. Bổ sung loại quả này vào khẩu phần ăn hàng ngày giúp cải thiện bệnh.
Tăng cường hệ miễn dịch
Thanh long chứa nhiều vitamin C hơn cà rốt, nó cũng chứa những dưỡng chất như: vitamin B, vitamin A, canxi, photpho, chất xơ,.... Tất cả những chất này đều làm tăng sức đề kháng cho cơ thể.
Bổ sung máu
Thanh long là nguồn cung cấp sắt rất tốt cho cơ thể. Nhờ có sắt, cơ thể mới sản xuất được chất hemoglobin. Những ai mắc bệnh thiếu máu nên bổ sung Thanh long trong chế độ ăn hàng ngày. Bên cạnh đó, Thanh long còn giúp ổn định huyết áp, rất có lợi cho những ai bị bệnh về huyết áp.
Tốt cho hệ tiêu hóa
Trong thanh long ruột đỏ có chứa hàm lượng chất xơ cao, bao gồm cả 2 loại chất xơ không hòa tan (cellulose) và chất xơ hòa tan (pectin) giúp điều hòa hoạt động của hệ tiêu hóa, giảm nguy cơ táo bón và một số vấn đề khác về đường ruột.
Tuy nhiều Công dụng như vậy nhưng thanh long cũng cực hại cho cơ thể, đặc biệt là những người sau nên hạn chế ăn thanh long.
Bị tiêu chảy không nên ăn vì thanh long có tính lạnh. Người có thể chất hư hàn, thường bị tiêu chảy, chân tay mệt mỏi, sắc mặt nhợt nhạt thì không ăn nhiều thanh long.
Nữ giới cũng là đối tượng nên ăn ít, bởi ở nữ có thể chất hư lạnh không nên ăn nhiều thanh long. Nữ đến kỳ không nên ăn thanh long để tránh tình trạng hành kinh không thông.
Người bị tiểu đường không nên ăn thanh long. Thanh long có chứa nhiều đường glucose, người bệnh tiểu đường nếu sử dụng nhiều thanh long sẽ khiến lượng đường trong máu tăng cao.
Người bị chứng phiền muộn, ứ máu, dịch đờm nhiều cũng không nên ăn thanh long.
Và những người mang thai nên cẩn thận khi ăn thanh long. Trong đó chứa nhiều protein thực vật, rất dễ bị dị ứng vì vậy cần phải cân nhắc trước khi ăn.
Lưu ý nhỏ không nên kết hợp thanh long đỏ với sữa, bởi nó sẽ ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa của đường tiêu hóa. Điều này giống như việc uống sữa thì không được uống cùng nước cam hay chanh. Thanh long chứa nhiều vitamin C, sữa lại giàu protein, khi vào cơ thể 2 chất dinh dưỡng này kết hợp tạo nên các triệu chứng ngộ độc nhẹ, gây tiêu chảy.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, nên ăn thanh long ruột đỏ vào buổi sáng. Lý do là vì nó chứa nhiều fructose nên cần ăn sau khi thức dậy để nạp năng lượng. Việc ăn vào buổi sáng giúp cho các dưỡng chất trong thanh long ruột đỏ tiêu hóa để sẵn sàng để dành bụng cho bữa trưa.
Sau khi ăn thanh long, chờ khoảng 1-2 giờ để cơ thể tiêu hóa hoàn toàn trước khi ăn các bữa chính và đặc biệt không nên ăn thanh long trong bữa ăn.
Ngoài ra, nếu là người thích tập thể dục, chạy bộ thì trước và sau khi tập có thể ăn thanh long ruột đỏ để bổ sung năng lượng cho cơ thể.