Tin mới

Bắc Kinh và 3 nỗi sợ khi trở thành siêu cường số 1 thế giới

Thứ hai, 09/06/2014, 11:32 (GMT+7)

(Tinmoi.vn) Mặc dù có nhiều bài báo với ý kiến trái ngược nhau song Trung Quốc không muốn vượt mặt Mỹ để trở thành siêu cường số 1 thế giới.

(Tinmoi.vn) Mặc dù có nhiều bài báo với ý kiến trái ngược nhau song Trung Quốc không muốn vượt mặt Mỹ để trở thành siêu cường số 1 thế giới.

Tàu CSBVN bị tàu An ninh hàng hải TQ đâm tại khu vực giàn khoan Hải Dương 981 ngày 16/5

Tàu CSBVN bị tàu An ninh hàng hải TQ đâm tại khu vực giàn khoan Hải Dương 981 ngày 16/5

Đó là ý kiến ông Kai He, trợ lý giáo sư khoa học chính trị tại ĐH Utah, Mỹ. Trong bài báo có tựa đề “A Tale of Three Fears: Why China Does Not Want to Be No.1" đăng trên RSIS Commentaries ngày 2/6, ông nói rằng Trung Quốc được dự đoán sẽ trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới vào cuối năm nay nhưng Bắc Kinh rất lo sợ vị trí đứng đầu bởi 3 lý do chính.

Nỗi sợ đầu tiên đó là GDP có thể gây ra lạm phát cho sức mạnh của Trung Quốc. Theo ông He, các nhà lãnh đạo Trung Quốc hiểu rằng cho dù GDP hay GDP trong thuật ngữ sức mua tương đương (PPP) có lớn thế nào thì 1,3 tỷ dân Trung Quốc cũng sẽ làm giảm đi sức mạnh thực sự của đất nước này. Theo số liệu của Ngân hàng thế giới, GDP bình quân đầu người của Trung Quốc năm 2012 xếp thứ 91 thế giới, đứng sau Iraq. Về PPP, Trung Quốc xếp thứ 87, đứng sau Cộng hòa Dominican.

Nỗi sợ hãi thứ hai liên quan đến những tác động chính trị theo sau ảo giác "Trung Quốc-là- số-1”. Ông He nói rằng Bắc Kinh không muốn rơi vào “chiếc bẫy hoa mỹ” mà Mỹ giăng ra những trách nhiệm kéo theo. Ông trích ý kiến của Robert Zoellick, sau này là thứ trưởng ngoại giao Mỹ làm ví dụ. Ông Zoellick từng nói Trung Quốc có thể đóng vai trò của “các bên liên quan có trách nhiệm” trong việc định hình chương trình nghị sự quốc tế năm 2005. Các nhà lãnh đạo Trung Quốc coi tuyên bố này không là gì cả nhưng một “chiếc bẫy hoa mỹ” có thể kiểm soát và hạn chế các Chính sách đối ngoại của Trung Quốc.

Trong khi đó, nỗi sợ lớn nhất của Trung Quốc chính là sự gia tăng chủ nghĩa dân tộc, thứ nảy sinh từ trạng thái “quốc gia số 1” trong nền kinh tế thế giới. Các nhà lãnh đạo Trung Quốc không dè chừng khi phát ngôn trong những năm qua, chẳng hạn như khẩu hiệu “Giấc mơ Trung Hoa” của chủ tịch Tập Cận Bình, nhưng họ hiểu chủ nghĩa dân tộc là con dao hai lưỡi.

Vị học giả này cũng nói thêm rằng chính chủ nghĩa dân tộc hung hăng đang gây nguy hiểm cho Bắc Kinh,

Các học giả nói thêm rằng chủ nghĩa dân tộc hung hăng là nguy hiểm cho Bắc Kinh, ví dụ như cuộc tranh chấp lãnh thổ gần đây với Việt Nam và Philippines tại Biển Đông. Ông nói rằng rất nhiều cư dân mạng Trung Quốc đã công khai chỉ trích sự yếu kém của chính phủ trong việc bảo vệ lợi ích quốc gia tại Biển Đông.

Có thể còn quá sớm để nghĩ đế việc lãnh đạo cả thế giới nhưng chắc chắn không sớm để các nhà lãnh đạo Trung Quốc học cách lãnh đạo đúng nghĩa. Nhiệm vụ chính của một nhà lãnh đạo là xử lý công việc của nước mình cho tốt. Đối với số dân khổng lồ hiện nay, đóng góp lớn nhất của Trung Quốc cho thế giới chính là nuôi được người dân của mình và duy trì một xã hội ổn định. Bắc Kinh nên ký vào bộ quy tắc ứng xử đối với các nước láng giềng để giải quyết các tranh chấp tại Biển Đông. Đó là những gì mà Trung Quốc cần làm bây giờ, ông He nói. 

Bảo Linh (Theo tin tức từ wantchinatimes)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news