Tin mới

Bài toán di dân đang làm đau đầu các nước châu Âu

Thứ bảy, 05/09/2015, 10:20 (GMT+7)

2015 là năm kỷ lục về mức độ di cư vào châu Âu thông qua nhiều con đường khác nhau. Vậy thì tại sao các nạn dân lại đổ xô đến châu Âu? Làm thế nào để giải quyết cuộc khủng hoảng này?

2015 là năm kỷ lục về mức độ di cư vào châu Âu thông qua nhiều con đường khác nhau. Vậy thì tại sao các nạn dân lại đổ xô đến châu Âu? Làm thế nào để giải quyết cuộc khủng hoảng này?

Sau khi thi thể bé trai 3 tuổi Aylan Kurdi được tìm thấy trên một bãi biển của Thổ Nhĩ Kỳ hôm 2/9, cả thế giới sốc, dẫn tới làn sóng kêu gọi chính phủ các nước EU chấp nhận thêm người tị nạn Syria.

[mecloud]R3JZ173Wjw[/mecloud]

Đây là năm ghi nhận con số kỷ lục về người tị nạn, có tới 100.000 người đã tới biên giới các nước châu Âu trong tháng 7. Trong 1 tuần giữa tháng 8, có tới 20.843 người - hầu như đều chạy trốn chiến tranh và sự đàn áp tại Syria, Afghanistan, Iraq - trôi dạt vào bờ biển các đảo ở Hy Lạp. Con số này bằng gần một nửa tổng số người di cư năm ngoái.

Từ đầu năm đến nay, hơn 160.000 người di cư đã đến Hy Lạp theo cách của riêng mình - con số này gấp gần 4 lần (43.500 người) số nạn dân tới Hy Lạp trong năm 2014, cơ quan tị nạn LHQ cho biết.

Vậy thì tại sao người tị nạn và người di cư lại đến châu Âu? Chúng ta có thể làm gì để giải quyết cuộc khủng hoảng này? Dưới đây là phân tích của các học giả đến từ Đại học King London.

Bài toán di dân đang làm đau đầu các nhà lãnh đạo châu Âu. Ảnh: Action Press/REX Shutterstock

Tại sao những người tị nạn đến Châu Âu?

Charles Kirchofer, Tiến sĩ bộ phận nghiên cứu chiến tranh:

"Người tị nạn đến từ các nước Trung Đông. Theo dự đoán của LHQ, chỉ riêng Jordan đã có hơn 1 triệu người tị nạn cho tới cuối năm nay. Đó là một gánh nặng đáng kể cho đất nước với dân số chỉ 6,5 triệu người và GDP bình quân đầu người chỉ 3.400 bảng Anh (hơn 116 triệu đồng) mỗi năm. Với dân số gấp 10 lần, GDP bình quân đầu người cao gấp 8 lần và có 170.000 người tị nạn, Anh chắc chắn còn chịu đựng nhiều hơn.

Nhưng Jordan đang đấu tranh để cung cấp cho tất cả người tị nạn trong nước những dịch vụ cơ bản như thực phẩm, điều kiện vệ sinh, y tế. Do đó, người tị nạn buộc phải tiếp tục hướng tới cuộc sống tốt hơn, tới một đất nước giàu có ở châu Âu. LHQ báo cáo có khoản 1,2 triệu người tị nạn ở Lebanon, hầu hết đến từ Syria. Chính quyền Lebanon vốn nổi tiếng bất lực, không thể, không thể cung cấp đủ điện cho người dân của mình. Beirrut còn gặp vấn đề thu gom rác.

Vì thế mà khả năng chăm lo cho người tị nạn vẫn bị hạn chế, cho dù được LHQ hỗ trợ. Do đó, không có gì ngạc nhiên khi nhiều người tìm đến các quốc gia khác ở châu Âu, thông qua các kênh chính thức hoặc không".

Eugenio Lilli, bộ phận nghiên cứu chiến tranh:

"Những người chạy trốn khỏi xung đột vũ trang ở Trung Đông di cư sang châu Âu bởi họ thấy nơi đây bình yên và giàu có hơn so với tình trạng bạo lực, tuyệt vọng ở quê nhà.

Tuy nhiên, xu hướng này không phải là nguyên nhân chủ yếu. Ví dụ như trường hợp của Syria, các dữ liệu có sẵn cho thấy rõ ràng là đại đa số người tị nạn nước này đến định cư tại nước láng giềng Jordan, Lebanon và Thổ Nhĩ Kỳ chứ không phải các nước châu Âu".

Pablo de Orellana, giáo viên, bộ phận nghiên cứu chiến tranh

"Đây không phải là một cuộc khủng hoảng di dân kinh tế. Thảm kịch nhân đạo tại Địa Trung Hải chính là hậu quả nhân đạo sau 2 cuộc chiến tranh mà không có khả năng giải quyết. Sự sụp đổ của Muammar Gaddafi ở Libya đã khiến đất nước này bị chia cắt và rơi vào vòng xoáy bạo lực gia tăng. Tại Syria, sự vi phạm nhân quyền khủng khiếp, đặc biệt là với các nhóm dân tộc và tôn giáo thiểu số là nguyên nhân chính cho việc chạy trốn.

Không thể cho rằng những người tị nạn chọn để trở thành người di dân kinh tế hay Chính sách của phương Tây tại Libya và Syria là không liên quan.

Dalibor Rohac, nhà nghiên cứu tại Viện Doanh nghiệp Mỹ ở Washington DC:

"Theo Frontex, nhóm dân tộc lớn nhất tới châu Âu trong năm nay là người Syria, sau đó là người Afghanistan. Thảm họa nhân đạo tại Syria đã gây ấn tượng bởi rất nhiều người dân nước này đã tới tị nạn tại các nước Ả Rập khác như Lebanon, Jordan, Iraq hay Ai Cập.

Ngược lại, một số nước giàu có hơn tại khu vực (dễ thấy nhất là Ả Rập Saudi và các nước vùng Vịnh) cho thấy họ không sẵn lòng để chào đón người tị nạn".

Biểu đồ "Những người tị nạn đến từ đâu?" (trái) và "Có bao nhiêu người tị nạn đã chọn Anh?" (phải). Nguồn: Telegraph/Bộ Nội vụ Anh/Eurostat/BFA/WB

Có bao nhiêu người tị nạn được Anh chấp nhận? Nguồn: Eurostat/UNHCR

Làm thế nào để giải quyết cuộc khủng hoảng di dân?

Nick Cowen, tiến sĩ thuộc bộ phận kinh tế chính trị:

"Bằng chứng tốt nhất của chúng ta cho thấy người nhập cư thường mang lại lợi ích kinh tế cho nước chủ nhà. Đa số những người tị nạn tới bờ biển các nước châu Âu đều khỏe mạnh và không có trường hợp ngoại lệ cho quy tắc chung này. Vì thế cách tốt nhất để châu Âu giúp họ là ngay lập tức cung cấp cho họ chỗ ở hợp pháp và tiếp cận thị trường lao động. Các nước có thể dùng chính trị để hạn chế một số phúc lợi của người di cư. Nhưng bất chấp điều này, họ vẫn sẽ tìm kiếm việc làm tại đây".

Eugenio Lilli, bộ phận nghiên cứu chiến tranh và người sáng lập Nhóm Nghiên cứu Chính sách Ngoại giao Mỹ tại trường King:

"Cách duy nhất để giảm vĩnh viễn tình trạng nhập cư vào châu Âu đó là giải quyết triệt để các cuộc xung đột khiến người dân phải rời bỏ quê nhà. Với Syria, điều này là không thể. Ngược lại, các chính sách của một số nước khu vực và tổ chức quốc tế chỉ khiến tình hình tại đây phức tạp hơn. Trong lúc chưa có giải pháp lâu dài thì kế hoạch hạn ngạch tị nạn của Ủy ban Châu Âu dường như là một lựa chọn hợp lý cho thời điểm hiện tại".

Dalibor Rohac, nhà nghiên cứu tại Viện Doanh nghiệp Mỹ ở Washington DC:

"Sự thất bại của EU bắt nguồn từ thực tế đó là việc bảo vệ biên giới và chăm lo cho người tị nạn được giao lại cho các nước khối Schengen. Hỗ trợ người tị nạn và xử lý yêu cầu tị nạn trở thành vấn đề chung. Những nước không có biên giới chung với khối Schengen sẽ có ít động lực để giúp đỡ họ.

Ý tưởng về hạn ngạch sẽ phân phối lại gánh nặng cho các nước Schengen nhưng nhiều khả năng ý tưởng này sẽ không hợp với việc tiếp tục quyền tự do đi lại tại châu Âu. Vậy thì những thứ cần thiết đó là quá trình tị nạn được quản lý chung do EU điều hành chứ không phải do các chính trị gia ở các nước thành viên".

[mecloud]yIo5xHi8XG[/mecloud]

Bảo Linh (theo Telegraph)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news
Từ khóa: di dân hạn ngạch