Tin mới

Phóng viên BBC "xúc phạm danh dự" Triều Tiên ra sao?

Thứ năm, 12/05/2016, 14:06 (GMT+7)

Wingfield-Hayes bị một binh lính khác tiếp cận khi ông cố quay phim bức tượng khổng lồ của Kim Jong-il. Nhóm này sau đó đã phải xóa đoạn phim theo lệnh của chính quyền.

Wingfield-Hayes bị một binh lính khác tiếp cận khi ông cố quay phim bức tượng khổng lồ của Kim Jong-il. Nhóm này sau đó đã phải xóa đoạn phim theo lệnh của chính quyền.

Triều Tiên có một mối quan hệ khá hài hước với truyền thông nước ngoài. Gần đây, Bình Nhưỡng đã mời hàng trăm nhà báo nước ngoài (trong đó có phóng viên tờ Washington Post) tới đưa tin về đại hội đảng của mình.

Nhưng sau đó, các nhà báo này lại bị hạn chế rất nhiều khi đưa tin về đại hội đảng vẫn đang diễn ra. Thay vào đó, họ bị buộc tham gia vào các chuyến tham quan truyền thông, tới những nơi kém thú vị, như những nhà máy sản xuất dây điện chẳng hạn.

Ngày 9/5, Triều Tiên tuyên bố 3 phóng viên BBC bị trục xuất khỏi nước này do "xúc phạm danh dự" của Triều Tiên. Theo BBC, phóng viên Rupert Wingfield-Hayes đã bị chặn lại tại sân bay khi ông chuẩn bị rời khỏi nước này hôm 6/5.

Nhóm của ông gồm nhà sản xuất Maria Byrne và quay phim Matthew Goddard đã từ chối lên máu bay mà không có ông. Sau khi tranh cãi với chính quyền, cả 2 đã tới được BawcsKinh an toàn. Các quan chức Triều Tiên nói rằng họ không bao giờ có thể trở lại đây.

Vậy thì chính xác là một phóng viên nước ngoài đã xúc phạm danh dự của Triều Tiên như thế nào? Hãy cùng xem qua một số tác phẩm mà nhóm của Wingfield-Hayes đã ghi lại khi họ ở Triều Tiên.

[mecloud]VwAgrgpXwN[/mecloud]

Ví dụ như video ở trên cho độc giả cái nhìn về ĐH Kim Il-sung của Triều Tiên. Như Wingfield-Hayes tự mình lưu ý trong video, Triều Tiên là "một đất nước dễ bị xúc phạm" và phóng viên BBC chính xác là không lên giọng chút nào trong này. Ông mô tả Kim Il-sung (người sáng lập Triều Tiên và là ông nội của nhà lãnh đạo hiện nay, Kim Jong-un) như một "nhà độc tài". Wingfield-Hayes nói rằng nước này vừa "hài nước" vừa "đáng sợ". Ông hỏi một sinh viên tại trường về những ý định đằng sau chương trình vũ khí hạt nhân của Triều Tiên và thế là một người bảo vệ với bộ mặt nghiêm nghị bước tới, chấm dứt buổi phỏng vấn.

Là một nhà báo của BBC, Rupert Wingfield-Hayes (bị trục xuất khỏi Triều Tiên vì những bài báo của mình) cho biết ông "chỉ thấy thở phào nhẹ nhõm khi ra khỏi" và trở lại Bắc Kinh vào ngày 9/5.

Có lúc, Wingfield-Hayes bị một binh lính khác tiếp cận khi ông cố quay phim bức tượng khổng của Kim Jong-il (cha Kim Jong-un). "Rõ ràng là họ cảm thấy chúng tôi nói ra những điều này là không tôn trọng lãnh đạo tối cao và giờ thì chúng tôi đang gặp rắc rối", phóng viên BBC nói. Nhóm này sau đó đã phải xóa đoạn phim theo lệnh của chính quyền. Ở cuối video, Wingfield-Hayes cho rằng "sự kiểm soát và căng thẳng" mà nhóm ông đã trải qua đã để lộ ra "điểm yếu và sự mất an ninh" của Triều Tiên.

Một báo cáo khác cũng của nhóm Wingfield-Hayes cho thấy một số chuyến tham quan truyền thông mà ông được mời tham gia dường như đã bị theo dõi. "Tất cả những gì chúng tôi thấy đều như được sắp đặt". Sau đó, khi ông cố hỏi một nữ VĐV Taekwondo về Mỹ, cô này khá lúng túng do có một đám bảo vệ vây quanh ghi chép.

Còn nữa. Trong một video khác, Wingfield-Hayes nói rằng Triều Tiên là "một trong những nơi hẻo lánh nhất, nghèo khổ nhất và chịu áp chế nhiều nhất trên trái đất". Và trong một bài báo đi kèm với video này, Wingfield-Hayes mô tả lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un là "mập mạp, không thể đoán trước".

Đây chắc chắn không phải cách nhìn màu hồng dành cho Triều Tiên. Nhưng nó không khác gì so với những gì mà các phóng viên và nhà phân tích đã nói về Triều Tiên từ trước tới nay. Những người bênh vực Triều Tiên trước các cáo buộc kiểu như thế này giờ đây lại đứng ngoài. Có lẽ, những gì khác biệt của Wingfield-Hayes là ông đưa tin tại đất nước này ở thời điểm mà Bình Nhưỡng đang ve vãn truyền thông nước ngoài với hy vọng về bản báo cáo tích cực.

Sau khi thông tin phóng viên BBC bị trục xuất, một số chuyên gia Triều Tiên đã tự hỏi liệu Wingfield-Hayes đã làm đúng bất chấp việc có lập trường gây hấn lúc đưa tin tại đây  hay chưa, chứ không phải vì cảm giác bị tổn thương của Triều Tiên tác động lên người dân. Trên Twitter, Gady Epstein, một nhà báo Trung Quốc từng làm việc cho tạp chí Economist và John Delury, một nhà phân tích Triều Tiên hiện đang giảng dạy tại ĐH Yonsei, Seoul, đều bày tỏ lo lắng rằng những bài báo như thế này có thể vô tình làm tổn thương các quan chức và người dân Triều Tiên.

Đây là điều mà các nhà báo nước ngoài phải vật lộn khi họ tới Triều Tiên. Phóng viên Anna Fifield của tờ Washington Post, một vị khách kỳ cựu của Triều Tiên, hồi năm ngoái đã viết bà có thể phải liều cả sinh mạng của những người được phỏng vấn tại Triều Tiên nếu như bà có những cuộc nói chuyện "thẳng và thật" mà không phù hợp với quan điểm của chế độ. Nhưng, chống lại những giới hạn của chính quyền khi ở nước này là trách nhiệm của bà trong cương vị một nhà báo, Fifield nói.

Xem thêm:

[mecloud]AXfyH4rEWq[/mecloud]

Bảo Linh (Washington Post) 

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news
Từ khóa: đại hội đảng