Theo tờ Dailymail, ngôi làng Oymyakon này vào mùa đông có nhiệt độ xuống đến -71C, lạnh đến nỗi máy bay không thể hạ cánh. Thung lũng nằm ở đông bắc nước Nga này còn được gọi là "Cực Lạnh" với nhiệt độ trung bình tháng 1 là -50C. Do đó, không có gì lạ khi đây là ngôi làng lạnh nhất thế giới có người định cư vĩnh viễn.
Nhiệt độ trung bình trong tháng 1 tại làng Oymyakon là -50C, mức thấp kỷ lục là -71,2C. Ảnh: Reuters
Đèn giao thông bị bao phủ trong băng tuyết. Ảnh: Reuters
Anh Ruslan, 35 tuổi, đưa những khối băng lên một chiếc xe tải. Ảnh: Reuters
Vào những năm 1920-1930, ngôi làng là nơi sinh sống của khoảng 500 người và là điểm dừng chân của những người chăn tuần lộc. Đến thời Liên Xô, chính phủ đã biến nơi đây thành một khu định cư lâu dài.
Người đàn ông đơn độc đi ngang qua một khoảng sân trong lành. Ảnh: Reuters
Tàu neo đậu bên bờ sông. Oymyakon thực sự có nghĩa là "nước không đóng băng" bởi có một suối nước nóng ở gần đó. Ảnh: Reuters
Một tài xế lái xe qua tuyết vào ban đêm. Ảnh: Reuters
Vấn đề hàng ngày mà người dân ngôi làng Oymyakon gặp phải là mực bị đóng băng, kính đông cứng dính vào mặt người, hết pin. Người dân địa phương được cho là phải để xe nổ máy cả ngày bởi lo sợ không thể khởi động lại chúng. Ngay cả khi có sóng điện thoại thì bản thân chiếc điện thoại cũng không hoạt động trong điều kiện lạnh như thế này.
Một vấn đề khác mà nhiệt độ băng giá gây ra đó là việc mai táng có thể mất tới 3 ngày. Đầu tiên, người ta phải làm tan băng để có thể đào đất và họ đốt lửa trong vài giờ. Than nóng được gạt sang một bên rồi họ đào một cái lỗ sâu vài cm. Quá trình này được lặp đi lặp lại trong vài ngày cho đến khi cái hố đủ sâu để chôn lấp quan tài.
Những ngôi nhà trong làng Tomtor ở thung lũng Oymyakon. Tại đây, hầu hết các nhà vẫn đốt than và gỗ để sưởi ấm và tận hưởng một số tiện nghi hiện đại. Ảnh: Reuters
Igor Vinokurov, 25 tuổi dọn tuyết và băng trên dây phơi. Ảnh: Reuters
Một người đàn ông ngâm mình trong nước lạnh của sông Lena bên trong một túp lều để ăn mừng lễ Epphany vào ngày 18/1. Ảnh: Reuters
Alexander Gubin, 43 tuổi chuẩn bị lặn xuống hồ Labynkyr, cách Omyakon khoảng 100km. Ảnh: Reuters
Không có gì phát triển ở đây nên mọi người ăn thịt tuần lộc và thịt ngựa. Một cửa hàng duy nhất cung cấp các nhu yếu phẩm cho thị trấn. Người dân thì đi chăn tuần lộc, đi săn và đánh bắt cá dưới băng.
Các bác sĩ cho biết lý do người dân địa phương không bị suy dinh dưỡng là do sữa động vật có chứa nhiều vi chất dinh dưỡng. Không có gì đáng ngạc nhiên khi người dân nơi đây rất rắn rỏi trước thời tiết. Và, không như nhiều nơi khác trên thế giới, trường học duy nhất tại Oymyakon chỉ đóng cửa nếu nhiệt độ xuống dưới -52C.
Làng Tomtor ở thung lũng Oymyakon là nơi định cư lạnh nhất trên thế giới. Ảnh: Reuters
Nhà khí tượng học Sergei Burtsev, 41 tuổi, chuẩn bị phóng một quả bóng thời tiết để ghi lại nhiệt độ. Ảnh: Reuters
Ngôi làng nằm ở độ cao 750m so với mức nước biển và độ dài của ban ngày thay đổi rất nhiều. Tháng 12, ban ngày chỉ kéo dài 3 tiếng và đến mùa hè thì kéo dài tới 21 giờ. Dù mùa đông rất khủng khiếp nhưng vào tháng 6, tháng 7, nơi này vẫn có nhiệt độ trên 30C.
Có một vài tiện nghi hiện đại trong làng, nhiều tòa nhà có toilet bên ngoài. Khi việc giao than không thường xuyên, nhà máy phát điện bắt đầu đố củi. Nếu điện bị ngừng và thị trấn bị mất điện khoảng 5 giờ thì đường ống sẽ bị đóng băng, nứt vỡ.
Một dải suối nước nóng ở ngoại ô Oymyakon. Ảnh: Rex
Một trạm xăng trên đường đến Oymyakon. Ảnh: Rex
Cả hàng bán đồ nhu yếu phẩm duy nhất tại Oymyakon. Ảnh: Rex