Tin mới

Chiêu bài khơi lại tội ác chiến tranh, lợi dụng rạn nứt Nhật-Hàn của TQ

Thứ sáu, 04/07/2014, 15:29 (GMT+7)

(Tinmoi.vn) Trong bài phát biểu của mình tại Seoul, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã cố tình nhấn mạnh nỗi đau mà người dân 2 nước Trung-Hàn cùng phải chịu đựng dưới thời quân phiệt Nhật.

(Tinmoi.vn) Trong bài phát biểu của mình tại Seoul, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã cố tình nhấn mạnh nỗi đau mà người dân 2 nước Trung-Hàn cùng phải chịu đựng dưới thời quân phiệt Nhật.

 Bài phát biểu được ông Tập Cận Bình đưa ra ngày hôm nay nhắm thẳng vào Nhật Bản ngay sau khi Tokyo công bố sự thay đổi mang tính bước ngoặt trong Chính sách quân sự của nước này.

Ông Tập Cận Bình phát biểu tại ĐH Quốc gia Seoul sáng 4/7

Ông Tập Cận Bình phát biểu tại ĐH Quốc gia Seoul sáng 4/7

“Trong nửa đầu thế kỷ 20, quân phiệt Nhật đã tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược man rợ chống lại Trung Quốc và Hàn Quốc, nuốt chửng Hàn Quốc và chiếm một nửa Trung Quốc đại lục”, ông Tập phát biểu tại ĐH Quốc gia Seoul.

“Trong lúc cuộc chiến chống lại Nhật Bản đang ở cao trào, người dân 2 nước Trung Quốc và Hàn Quốc đã cùng chia sẻ nỗi đau, giúp đỡ lẫn nhau bằng cả mồ hôi mà máu”.

Bài phát biểu trên được Tập Cận Bình đưa ra trong ngày cuối cùng của chuyến thăm đến Hàn Quốc. Chuyến thăm cho thấy sự lạnh nhạt trong mối quan hệ với Triều Tiên bởi quyết định tới thăm Seoul trước Bình Nhưỡng.

Nhưng những ngôn từ mạnh mẽ ấy đã gợi nhớ lại sự đàn áp và tội ác trong chiến tranh của quân đội Nhật Bản – một thông điệp đảm bảo sẽ tác động tới Seoul rất nhiều.

Mối quan hệ giữa Seoul và Tokyo đang xuống thấp ở mức kỷ lục trong nhiều năm qua, sa lầy trong các tranh chấp liên quan đến sự cai trị của Nhật Bản tại bán đảo Triều Tiên từ năm 1910-1945.

Trung Quốc cũng đang bị kéo vào cuộc tranh chấp lãnh thổ với Nhật Bản và các nhà phân tích cho rằng việc ông Tập Cận Bình nỗ lực chỉ ra điểm chung với Hàn Quốc cho thấy chiến lược ngoại giao rộng lớn hơn của Bắc Kinh.

Hàn Quốc và Nhật Bản là 2 đồng Minh Quân sự chính của Mỹ trong khu vực và việc khai thác bất kỳ rạn nứt nào giữa 2 nước này đều giúp Trung Quốc chống lại chiến lược “xoay trục” châu Á của Tổng thống Mỹ Barack Obama.

Việc ông Tập Cận Bình gợi lại tội ác của quân đội Nhật trong quá khứ càng khuấy động thông báo của Thủ tướng Shinzo Abe cho phép quân đội Nhật Bản có quyền tham chiến bảo vệ đồng minh trong tuần này.

Việc chuyển sang chính sách “tự vệ tập thể” đánh dấu sự thay đổi gây tranh cãi trong quan điểm hòa bình của Nhật Bản và sự quan ngại sâu sắc của Bắc Kinh, Seoul.

Chuyến đi 2 ngày của ông Tập tới Seoul đã phá vỡ truyền thống ngoại giao trước đây của Trung Quốc. Bình Nhưỡng đã không còn là sự ưu tiên số 1 khi lãnh đạo Trung Quốc tới thăm bán đảo Triều Tiên nữa. Ông Tập Cận Bình và người đồng cấp Hàn Quốc, Tổng thống Park Geun-hye đã có cuộc hội đàm và chứng kiến lễ ký văn bản hợp tác để nâng cao quan hệ song phương. Theo một tuyên bố chung, 2 nước sẽ cố gắng để đạt được thỏa thuận tự do thương mại trong năm nay.

Đối với các về đề an ninh mà khu vực Đông Á đang phải đối mặt, 2 nhà lãnh đạo đều cho rằng sự phát triển của vũ khí hạt nhân sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự ổn định của bán đảo Triều Tiên và khu vực, theo hãng tin Yonhap của Hàn Quốc. Họ cũng đồng ý rằng đây là điều kiện thuận lợi để nối lại đàm phán 6 bên về phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên, có liên quan đến cả Nhật Bản, Mỹ, Nga.

“Trong cuộc gặp gỡ cấp cao ngày hôm nay, cả 2 nhà lãnh đạo đều nhất trí rằn phi hạt nhân hóa Triều Tiên cần phải được thực hiện bởi tất cả biện pháp và (chúng tôi) nhất trí cần kiên quyết phản đối các vụ thử hạt nhân”, Tổng thống Park Geun-hye nói.

Ông Tập Cận Bình đã chuyển sang giọng ôn hòa hơn khi nói rằng bán đảo Triều Tiên đang phải đối mặt với sự không ổn định và mối quan tâm của các bên cần được cân bằng, vấn đề liên quan cần được giải quyết thông qua đàm phán trên cơ sở bình đẳng.

Kể từ khi Kim Jong-un lên nắm quyền lãnh đạo vào năm 2012, Bình Nhưỡng đã tiến hành hàng loạt các vụ thử nghiệm tên lửa và đạn rocket.

Bắc Kinh được coi là đồng minh thân cận của Bình Nhưỡng nhưng các nhà ngoại giao nói rằng mối quan hệ này đã không còn tích cực như trước bởi ông Tập Cận Bình và Kim Jong-un chưa từng có chuyến thăm lẫn nhau kể từ khi lên nắm quyền.

Triều Tiên có vẻ đang xích lại gần Nhật Bản. Ngày hôm qua, Nhật Bản đã công bố sẽ nới lỏng một số biện pháp trừng phạt Bình Nhưỡng, đổi lại, Triều Tiên sẽ điều tra số phận những công dân Nhật Bản bị bắt cóc tại đây.

Cả ông Tập Cận Bình và bà Park Geun-hye cùng thảo luận về những diễn biến gần đây tại Nhật Bản. Cả 2 nước đều lên án Tokyo sau khi nội các nước này dỡ bỏ lệnh cấm quân đội tham chiến tại nước ngoài, vốn đã tồn tại 60 năm nay.

Chủ tịch Tập Cận Bình cho biết Trung-Hàn có thể sẽ cùng nhau kỷ niệm 70 năm chấm dứt chiến tranh tại Thái Bình Dương.

Bảo Linh (Theo tin tức SCMP)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news

Sự trỗi dậy của Trung Quốc: Lý thuyết khác xa thực tế

Các nhà lãnh đạo Trung Quốc luôn kiên định thể hiện cam kết "mô hình quan hệ nước lớn" dựa trên 3 trụ cột là không đối đầu, tôn trọng lẫn nhau và hợp tác đôi bên cùng có lợi. Tuy nhiên, 5 năm qua, cam kết đầu tiên - không đối đầu - dường như đã biến mất khi Trung Quốc tham gia vào những cuộc tranh cãi khác nhau và xung đột với các nước láng giềng.